Hôm nay 25/6, Hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Diễn đàn “Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2020” (VOBF) tại TP Hồ Chí Minh. Diễn đàn quy tụ trên 500 chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý trong lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Việc tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2020 nằm trong nỗ lực chung của VECOM cùng nhiều đơn vị thương mại điện tử hàng đầu triển khai chiến lược trên và Kế hoạch tổng thể quốc gia phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020.
Với chủ đề “Tăng tốc sau đại dịch”, đại diện nhiều đơn vị tiên phong trong thương mại điện tử sẽ cùng trao đổi với cộng đồng kinh doanh trực tuyến về tiềm năng thị trường, xu hướng công nghệ, cơ hội đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, chính sách và pháp luật, v.v…
Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2017
Lần đầu tiên VOBF 2020 được tổ chức theo hình thức kết hợp cả offline và online. Mặc dù nhu cầu đại biểu dự offline rất cao nhưng Ban tổ chức vẫn quyết định hạn chế số lượng để thực hiện quy định giãn cách tránh lây nhiễm nCov và khuyến khích tham dự online. VECOM kỳ vọng Diễn đàn này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp cập nhật chính xác xu hướng phát triển thương mại điện tử trong trạng thái “bình thường mới’ và có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời.
VOBF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm tới. Các chủ đề nóng tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp như cạnh tranh, hành lang pháp lý, sự chuyển mình của công nghiệp 4.0... thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng. Đặc biệt diễn đàn năm nay đã điều chỉnh thêm các chủ đề mới giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19 vừa qua.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử của VECOM, năm 2019 tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nước ta đạt trên 32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn bốn năm 2016- 2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Google, Temasek và Bain&Company cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Khi đó, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.
Đáng nói, những dự báo lạc quan đối với thương mại điện tử nước ta của VECOM cũng như của nhiều tổ chức uy tín khác là từ đầu năm 2020. Do Covid-19, từ đầu tháng 2 đến hết tháng 4/2020 hầu hết hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ, thương mại nội địa cũng như quốc tế bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thậm chí đóng cửa, giải thể. Riêng lĩnh vực thương mại điện tử chứng kiến hai tín hiệu tích cực để có thể tiếp tục phát triển hướng tới các dự báo lạc quan của năm 2020 cũng như tới năm 2025.
Thứ nhất, Covid-19 dường như là một chất xúc tác làm thay đổi mạnh mẽ hành vi người tiêu dùng, người dân Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển mạnh sang kênh mua sắm trực tuyến.
Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử hầu như giữ nguyên được đội ngũ nhân sự trong ba tháng cao điểm của dịch và hầu hết sẽ tăng nhân sự trong nửa thứ hai của năm 2020. Các doanh nghiệp này hiểu rõ cơ hội mới bắt nguồn từ cộng đồng mua sắm trực tuyến đông hơn và tin tưởng hơn vào kênh mua sắm trực tuyến. Cộng hưởng vào cơ hội mới này là cả hai phía đã tiếp cận sâu hơn tới những công nghệ, giải pháp, nền tảng hậu thuẫn kinh doanh và mua sắm trực tuyến.
Thực tế, thương mại điện tử Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức vẫn ở phía trước, một trong đó là sự phát triển không cân đối giữa thương mại điện tử ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các địa phương còn lại. Chính vì thế, VECOM đã đề xuất chiến lược lan toả nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai mạnh mẽ hơn thương mại điện tử trong khi vẫn duy trì vị trí đầu tàu của hai thành phố trên. Triển khai chiến lược này, VECOM hồi tháng 6/2020 đã ký Thoả thuận hợp tác phát triển thương mại tử với Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với nhiều địa phương khác.
Hà Anh
- bất động sản
- Lúa-Gạo
- Cà phê-Ca cao
- cao su
- Hạt điều
- hạt tiêu
- Mía-Đường
- Ngũ cốc
- Rau-Củ-Quả
- Chè-SP chè
- Gỗ - Giấy
- phân bón
- Rượu-Bia-NGK
- Nước sạch
- Sữa-SP sữa
- thực phẩm
- Thịt-SP thịt
- Thức ăn CN
- Thuỷ hải sản
- Nước mắm
- Da - Giày
- Xăng - Dầu
- Điện-Điện tử
- mỹ phẩm
- Đông y
- TP chức năng
- VL xây dựng
- Sắt - Thép
- Than - Đá
- Kim loại màu
- Bông-Dệt may
- Nhựa-Chất dẻo
Xem nhiều
Giá lợn hơi giảm mạnh, còn dưới 80.000 đồng/kg
05/09/2020 16:43:39
Tháng 8, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng giảm
05/09/2020 10:00:06
Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
05/09/2020 09:25:55
Kon Tum: Triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới
05/09/2020 08:53:48
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Quyết liệt chống khai thác IUU
04/09/2020 17:19:24
Đồng Tháp: Nâng cao hình ảnh và giá trị cho ngành sen
04/09/2020 09:52:30
Hiệp định EVFTA: Cấp trên 7.200 bộ C/O trong một tháng
03/09/2020 18:10:57
'Máy nhặt rác bãi biển thông minh' đoạt giải cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects-2020
03/09/2020 15:23:32
Tổ hợp sân golf hồ Khe Chè: Thu hồi xong... sẽ làm gì?
03/09/2020 11:48:00