Ngành mía đường đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và chất lượng đường cũng như có khả năng sẽ dừng hoạt động khi đường nhập ngoại tăng cao
Sau khi xoá hạn ngạch mặt hàng đường từ đầu năm nay, với các doanh nghiệp nội địa, nguồn đường nhập khẩu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam vẫn là một nỗi lo lớn. Thực ra nhiều năm nay đường Thái Lan vẫn được xem là đối thủ chính của toàn ngành và các doanh nghiệp mía đường Việt Nam. Thậm chí, một số doanh nghiệp ngành đường và doanh nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống có thể nhập khẩu trực tiếp đường thô giá rẻ từ Thái Lan để luyện đường, hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến
Tuy nhiên, mọi dự báo đều có thể thay đổi khi ngay năm đầu tiên Việt Nam xoá hạn ngạch thì sản lượng đường của Thái Lan lại giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua do ảnh hưởng của hạn hán.
Trong niên vụ 2019/2020, sản lượng đường Thái Lan dự báo sẽ chỉ đạt 10,5 triệu tấn, giảm 28% so với niên vụ trước. Lượng đường xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 dự kiến chỉ đạt từ 6-7 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 11 triệu tấn trong niên vụ trước. Mặc dù vậy, trong tương lai, nếu so kè thì nguồn đường Thái Lan vẫn áp đảo, nhất là vùng nguyên liệu mía Việt Nam đem lại mía có năng suất trung bình 65 tấn mía/ha, thấp hơn mức 77 tấn/ha của Thái Lan. Bên cạnh đó, hiệu suất sản xuất đường của Việt Nam không cao. Như trong niên vụ 2017/18, với Thái Lan, từ 1 tấn mía có thể sản xuất ra 109 kg đường, còn ở Việt Nam chỉ đạt 99 kg đường.
Mặc khác, như đánh giá của CTCP chứng khoán FPTS, chi phí sản xuất của các DN đường trong nước cao hơn Thái Lan. Chi phí sản xuất đường từ mía của Việt Nam ở mức khoảng từ 13.000 – 15.000 đồng/kg, cao hơn 30% - 40% so với Thái Lan (chỉ mất từ 8.000 – 9.000 đồng/kg đường).
Nguyên nhân chủ yếu do giá mía của Việt Nam cao hơn giá mua mía của Thái Lan từ 60% - 62% và chi phí mía chiếm 75% cơ cấu chi phí sản xuất đường của mỗi nhà máy.
Ngoài ra, công suất trung bình của các nhà máy tại Việt Nam chỉ tương đương với 1/3 công suất trung bình tại Thái Lan mà một trong những nguyên nhân đến từ việc quy hoạch nhà máy đường không hiệu quả trong giai đoạn 1995 - 2000. Điều này dẫn tới hiệu suất sản xuất đường của Việt Nam còn kém, chưa phát huy được khả năng cạnh tranh.
Một trong những điểm quan trọng đối với việc phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường là tìm giải pháp giúp doanh nghiệp, người dân và nhà khoa học có được tiếng nói chung
Hằng năm, diện tích trồng mía của nước ta được duy trì hơn 270.000 ha, sản lượng đường trung bình đạt 1,3 đến 1,5 triệu tấn, giải quyết sinh kế cho hơn 350.000 hộ nông dân.
Hiện tại, giá thành sản xuất đường trong nước cao hơn của nhiều nước. Do đó, các bộ, ngành liên quan cần tính toán lại giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để phát triển ngành mía đường một cách phù hợp với điều kiện hội nhập. Khi thực hiện ATIGA sẽ có những tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mía đường trong nước.
Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển nếu biết sắp xếp lại và hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đẩy nhanh việc tổ chức lại sản xuất; chú trọng việc sản xuất phải gắn với thị trường.
Đặc biệt năm 2020, nhu cầu đường ở thị trường thế giới tăng lên, giá đường có thể tăng theo. Không những vậy, cơ hội phát triển ngành đường vẫn còn nằm ở các sản phẩm sau đường như sản xuất điện, phân vi sinh, ethanol, bánh kẹo, nước giải khát… Để làm được điều này, các nhà máy đường cần tổ chức, sắp xếp lại, loại bỏ những nhà máy năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, chỉ làm mỗi sản phẩm đường mà không có sản phẩm sau đường; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất mía. Mặt khác, cơ cấu lại hệ thống bán hàng, giảm bớt khâu trung gian từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Để giúp ngành mía đường phát triển bền vững, các bộ, ngành và địa phương cần nghiên cứu các mô hình trồng mía mới để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Đối với những vùng trồng mía không hiệu quả nhưng có thể sản xuất các loại cây trồng khác cho năng suất, chất lượng và thu nhập tốt hơn thì có thể chuyển đổi cây trồng. Thủ tướng đồng ý giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đầu tư hằng năm, có nguồn kinh phí nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa các vùng mía tập trung.
Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét tổng thể những vùng hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh, giãn nợ cho nông dân, xem xét cho vay ưu đãi đối với những nhà máy, khu vực có hiệu quả. Thủ tướng giao các cơ quan chức năng có các biện pháp về phòng vệ thương mại không trái quy định quốc tế, chống bán phá giá đối với đường lỏng và một số mặt hàng khác, tăng cường chống buôn lậu đường, chống gian lận thương mại...
Khánh Hòa
- bất động sản
- Lúa-Gạo
- Cà phê-Ca cao
- cao su
- Hạt điều
- hạt tiêu
- Mía-Đường
- Ngũ cốc
- Rau-Củ-Quả
- Chè-SP chè
- Gỗ - Giấy
- phân bón
- Rượu-Bia-NGK
- Nước sạch
- Sữa-SP sữa
- thực phẩm
- Thịt-SP thịt
- Thức ăn CN
- Thuỷ hải sản
- Nước mắm
- Da - Giày
- Xăng - Dầu
- Điện-Điện tử
- mỹ phẩm
- Đông y
- TP chức năng
- VL xây dựng
- Sắt - Thép
- Than - Đá
- Kim loại màu
- Bông-Dệt may
- Nhựa-Chất dẻo
Xem nhiều
Giá lợn hơi giảm mạnh, còn dưới 80.000 đồng/kg
05/09/2020 16:43:39
Tháng 8, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng giảm
05/09/2020 10:00:06
Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
05/09/2020 09:25:55
Kon Tum: Triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới
05/09/2020 08:53:48
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Quyết liệt chống khai thác IUU
04/09/2020 17:19:24
Đồng Tháp: Nâng cao hình ảnh và giá trị cho ngành sen
04/09/2020 09:52:30
Hiệp định EVFTA: Cấp trên 7.200 bộ C/O trong một tháng
03/09/2020 18:10:57
'Máy nhặt rác bãi biển thông minh' đoạt giải cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects-2020
03/09/2020 15:23:32
Tổ hợp sân golf hồ Khe Chè: Thu hồi xong... sẽ làm gì?
03/09/2020 11:48:00