Thả tôm trong ruộng lúa, không sợ hạn mặn, lợi nhuận gấp đôi

TH&SP Những năm gần đây, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã thả nuôi tôm mỗi khi nước mặn về, trồng lúa khi mùa mưa đến để tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích. Ở một số nơi, bà con còn thả tôm càng trong ruộng lúa, tạo ra sản phẩm tôm và lúa an toàn, có giá bán cao.

Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ tiến hành trồng một vụ lúa hoặc kết hợp nuôi tôm càng xanh + lúa. Ảnh: Ngọc Oanh


Mùa khô năm nay, xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền, mức độ tàn phá hơn cả đợt hạn mặn năm 2015 - 2016 khiến nhiều nơi sản xuất và sinh hoạt khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nơi người dân không cần lo chống hạn mặn, bởi họ đã tìm cách thích ứng, thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên để tồn tại, phát triển.

Thay đổi để thích ứng

Nhận thấy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng ở ĐBSCL, trong tương lai có thể có những diễn biến bất lợi hơn, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã chủ động liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu, thử nghiệm những mô hình sản xuất thích ứng với tình hình, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Trong đó có thể kể đến mô hình luân canh lúa và thủy sản đang được triển khai hiệu quả tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, điểm mạnh của mô hình tôm - lúa là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với độc canh cây lúa. Mức thu nhập trung bình của mô hình 2 vụ tôm + 1 vụ lúa đạt khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.

Hay như mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện với quy mô 234ha ở huyện Hòn Đất và Gò Quao cũng đem lại hiệu quả.

Theo đó, mô hình đã lắp đặt 8 trạm quan trắc môi trường và 7 ống cảm biến ướt khô xen kẽ, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa thông minh. Qua đó, nông dân có thể giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động để tiết kiệm nước tưới, từ đó nâng cao thu nhập.

Mô hình thâm canh, xen canh tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.L


Ông Nguyễn Văn Hiển - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2016-2019, đơn vị đã thực hiện các chương trình, dự án trên cây lúa được hơn 26.000ha, gần 2.000ha tôm - lúa, cá - lúa, 500ha cây ăn trái, hơn 700 điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…

“Các mô hình trên phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững. Có nhiều mô hình đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, sâu sắc về mặt xã hội như ở vùng U Minh Thượng, việc nuôi tôm, cua, cá kết hợp với trồng lúa hữu cơ có tính thân thiện môi trường cao hơn so với trồng chuyên canh, bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư” - ông Hiển cho biết.

Ngoài mô hình tôm - lúa, bà con nông dân các vùng ven biển, có nguy cơ hạn mặn cao ở Kiên Giang còn phát triển tốt mô hình nuôi vịt biển thương phẩm, nuôi vịt kết hợp nuôi cá. Trong khi ở tỉnh Bạc Liêu, chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích người dân thả nuôi tôm càng nuôi trong ruộng lúa.

Ông Phạm Thanh Hải - Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết: Khi thả tôm càng trong ruộng lúa, cây lúa sẽ được chăm sóc tốt hơn do không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật, con tôm thì được bổ sung thức ăn, phù du trong quá trình chăm sóc lúa. Theo tính toán, thu nhập của mô hình lúa, tôm càng, tôm sú trên 1ha có thể đạt 80 triệu đồng/năm.


Đề xuất chính sách cho mô hình tôm - lúa

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mô hình canh tác tôm - lúa tại ĐBSCL là mô hình canh tác hở, hầu hết điều kiện canh tác phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của vùng. Đa phần mô hình tôm - lúa phát triển ở nội đồng, vào mùa nắng thiếu nước, nhưng mùa mưa thì ứ đọng nước. Do đó, phát triển bền vững tôm - lúa ở ĐBSCL cần thực hiện theo hướng phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn 2030.

Ông Lê Hoàng Tùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu cũng cho rằng cần đẩy mạnh việc tổ chức các tổ hợp tác, HTX vùng tôm - lúa. Trong đó các mô hình HTX, tổ hợp tác sẽ là cơ sở phát triển cánh đồng lớn, giúp khắc phục được các hạn chế về giống tôm, giống lúa; hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thúc đẩy bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.

Thương lái thu mua tôm càng xanh tại ruộng với giá lên đến 105.000 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)


Trên cơ sở các mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn đang được ứng dụng, các nhà khoa học cũng cho rằng, trước mắt các địa phương ĐBSCL cần rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch các vùng tôm - lúa, lúa - màu, chuyên lúa phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện tự nhiên.

Về lâu dài, cần ban hành quy hoạch sử dụng đất thống nhất cho toàn vùng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm - lúa và tôm - màu tập trung; đầu tư các hệ thống trữ, bơm cấp nước ngọt để chủ động cho sản xuất; tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa chịu mặn cao, phù hợp với vùng nuôi tôm lúa…

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Mô hình tôm - lúa qua sản xuất thực tế đã chứng minh tính thích với ứng biến đổi khí hậu, có khả năng phát triển trong điều kiện nước biển xâm nhập, bảo vệ môi trường; sản phẩm lúa an toàn vì nông dân ít hoặc không dùng thuốc bảo vệ thực vật... Để nâng cao hiệu quả mô hình, nông dân cần quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là hình thức nuôi tôm 2 giai đoạn nhằm cải tạo đất cắt mầm bệnh, tăng hiệu quả mô hình.

Theo Dân Việt

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), hình thức nuôi tôm - lúa phát triển nhanh ở ĐBSCL những năm gần đây. Nhiều nhất là Kiên Giang, hơn 83.400ha, Cà Mau trên 80.000ha, Bạc Liêu 40.000ha. Năng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm thế nào để hóa giải những nghịch lý trong chuỗi cung ứng điều?

Làm thế nào để hóa giải những nghịch lý trong chuỗi cung ứng điều?

Sau khi giảm cả về lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong năm 2022, đến năm 2023, xuất khẩu hạt điều đã tăng trưởng trở lại và lần đầu tiên vượt mốc 600 nghìn tấn. Sự khởi sắc của xuất khẩu hạt điều được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2024.
98% diện tích gieo cấy trên địa bàn Hải Dương đã đổ ải

98% diện tích gieo cấy trên địa bàn Hải Dương đã đổ ải

Hiện tình trạng nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải (Hải Dương) đảm bảo chất lượng. Riêng cống An Thổ thuộc xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) đã được đóng kín, không lấy nước ngược do nước sông ngoài nhiễm mặn.
Hải Dương: 28 mỏ đủ điều kiện đấu giá quyền khai thác

Hải Dương: 28 mỏ đủ điều kiện đấu giá quyền khai thác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã tiến hành phân loại và xây dựng dự thảo kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho năm 2024 và các năm tiếp theo.
Loại quả có vị đắng, chát, tưởng không ăn được lại trở thành đặc sản được ưa chuộng

Loại quả có vị đắng, chát, tưởng không ăn được lại trở thành đặc sản được ưa chuộng

Quả mắm, loại quả này tuy bình dị, có vị đắng, chát, tưởng chừng không thể ăn được. Thế nhưng, qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân Quan Lạn thì đây lại là món ăn ngon, ngọt, hấp dẫn, được coi là "món quà của biển".
Nông dân "thủ phủ" điều Bình Phước bắt đầu vào vụ thu hoạch

Nông dân "thủ phủ" điều Bình Phước bắt đầu vào vụ thu hoạch

Bình Phước được xem là "thủ phủ hạt điều" của Việt Nam, được nhiều người biết đến bởi đất đỏ bazan màu mỡ thuộc vùng Đông Nam Bộ giúp cây điều phát triển rất tốt, chất lượng hạt thơm ngon.
Ngư dân phấn khởi ra khơi đầu năm, thuyền về đầy ắp cá

Ngư dân phấn khởi ra khơi đầu năm, thuyền về đầy ắp cá

Sau thời gian vào bờ vui Tết Cổ truyền, tàu đánh cá của các ngư dân khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước phấn khởi ra khơi, khởi hành chuyến biển đầu năm với kỳ vọng thuyền về đầy ắp cá tôm.
Nông nghiệp xanh là xu thế không thể đảo ngược

Nông nghiệp xanh là xu thế không thể đảo ngược

Năm 2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu, song kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt 53 tỉ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỉ USD, chiếm 42,5% xuất siêu cả nước. Giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,83%, cao nhất trong 10 năm gần đây.
"Chìa khóa" để nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển bền vững, hiện đại

"Chìa khóa" để nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển bền vững, hiện đại

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển vượt bậc.
Loài hoa "báu vật" của Việt Nam, trên thế giới chỉ 2 nước trồng được

Loài hoa "báu vật" của Việt Nam, trên thế giới chỉ 2 nước trồng được

Sở dĩ cây hồi nói chung và hoa hồi nói riêng được coi như "báu vật" vì đây là loài cây bản địa mà rất ít quốc gia trên thế giới có thể trồng được. Trên thực tế, hầu như cây hồi chỉ có tại Việt Nam và Trung Quốc. Hơn nữa, mỗi năm chỉ thu hoạch được 2 vụ hoa hồi.
Bình Định: Người đàn ông bỏ "báu vật" tiền tỷ trước nhà để người dân sống ảo trong dịp Tết Giáp Thìn

Bình Định: Người đàn ông bỏ "báu vật" tiền tỷ trước nhà để người dân sống ảo trong dịp Tết Giáp Thìn

Đó là ông Trần Văn Thơm (64 tuổi, trú tại Khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định). Ông sở hữu 2 cây "mai quý" gần 200 tuổi và nhiều người trả giá hơn 2 tỷ đồng.
Ngày Tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ?

Ngày Tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ?

Nhiều người chọn hoa ly trưng trên bàn thờ vì loài hoa này có mùi thơm quyến rũ, màu sắc khá rực rỡ với nhiều màu như đỏ, hồng, vàng,… giúp bàn thờ trông sang trọng, bắt mắt hơn. Vậy ngày tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ?
Nên cắm hoa gì trong dịp Tết để rước tài lộc vào nhà?

Nên cắm hoa gì trong dịp Tết để rước tài lộc vào nhà?

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mọi gia đình lại tìm những khóm hoa, chậu cây cảnh đẹp để trang trí trong nhà để đón chào một Năm mới với hy vọng có nhiều may mắn và tốt lành.
Đồng Xanh Farm đưa trái cây Việt chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới

Đồng Xanh Farm đưa trái cây Việt chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, Đồng Xanh Farm từng bước đưa trái cây Việt chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới, góp phần quảng bá và khẳng định vị thế của hàng Việt trên sân chơi nông nghiệp toàn cầu.
Các vựa rau trên cả nước vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm

Các vựa rau trên cả nước vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm

Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ rau củ quả của người dân tăng cao. Tận dụng thời điểm này nông dân ở các vựa rau trên cả nước tất bật chăm sóc, thu hoạch rau màu để cung ứng cho thị trường Tết.
Bất ngờ với những loại bánh chưng độc lạ ở Việt Nam

Bất ngờ với những loại bánh chưng độc lạ ở Việt Nam

Ngày Tết, bánh chưng không thể thiếu trong mâm cỗ. Cũng với những nguyên liệu truyền thống như gạo, thịt, lá dong… các loại bánh chưng này lại vô cùng độc đáo khi có thêm vào nguyên liệu khác lạ.
Làng lá dong Tuấn Dị ngập tràn sắc xanh tất bật dịp Tết Nguyên đán

Làng lá dong Tuấn Dị ngập tràn sắc xanh tất bật dịp Tết Nguyên đán

Gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, làng Tuấn Dị (xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên) càng thu hái, mua bán lá dong khẩn trương hơn, bởi bên cạnh cắt lá dong giao sỉ cho thương lái, các gia đình ở đây còn bán lẻ cho những người dân quanh khu vực.
San hô xung quanh Hòn Mun phục hồi với "nhiều tín hiệu đáng mừng"

San hô xung quanh Hòn Mun phục hồi với "nhiều tín hiệu đáng mừng"

Khu vực phía tây Hòn Mun là nơi san hô bị gãy đổ hiện phục hồi, có nhiều mầm non mọc lên phần lớn thuộc giống Acropora (san hô cứng tạo rạn).
“Đỏ mắt” tìm mua chuối ngự ở làng Đại Hoàng ngày cận Tết

“Đỏ mắt” tìm mua chuối ngự ở làng Đại Hoàng ngày cận Tết

Những ngày cuối năm chúng tôi tìm về làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu để đặt mua chuối ngự, nhưng người dân ở đây cho biết cả xã chỉ có khoảng 50 hộ trồng nhiều, diện tích tính theo sào, còn lại các hộ khác trồng đan xen các loại chuối để phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính.
Làng hoa Tây Tựu khoe sắc trong dịp Tết và lễ hội xuân

Làng hoa Tây Tựu khoe sắc trong dịp Tết và lễ hội xuân

Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người dân làng Tây Tựu đang chọn ngắt những cành hoa đẹp nhất để kịp đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Sắc xuân tràn ngập làng nghề trồng đào truyền thống Đông Sơn

Sắc xuân tràn ngập làng nghề trồng đào truyền thống Đông Sơn

Không giống như đào ở các vùng khác, đào phai trồng tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình có vẻ đẹp tự nhiên, cành lá thanh thoát, nhiều lộc, cánh hoa to, màu phớt hồng nên được nhiều người ưa thích, lựa chọn để chơi Tết.
Đào rừng Sơn La theo chân "người chơi" về phố thị

Đào rừng Sơn La theo chân "người chơi" về phố thị

Những ngày này, thị trường đào Tết trên cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La) ngày càng trở nên sôi động, những cánh đào rừng Sơn La cứ thế theo chân người chơi tiếp tục hành trình về với phố phường sầm uất, tô điểm thêm cho vẻ đẹp ngày xuân nơi phố thị.
Loài hoa nổi lên như một "nàng thơ mới", giá hơn 250.000 đồng/bó vẫn cháy hàng

Loài hoa nổi lên như một "nàng thơ mới", giá hơn 250.000 đồng/bó vẫn cháy hàng

Những năm gần đây, bên cạnh các loài hoa thường được trang trí trong nhà dịp Tết như đào, mai, cúc, vạn thọ, ly,... thì tuyết mai nổi lên như một "nàng thơ mới". Với sự "đỏng đảnh" của mình, loài hoa này luôn khiến hội chị em hồi hộp mỗi dịp Tết đến.
Bò một nắng Krông Pa – đặc sản của núi rừng Tây Nguyên

Bò một nắng Krông Pa – đặc sản của núi rừng Tây Nguyên

Krông Pa lại có rất nhiều sản vật thơm ngon, nổi tiếng như muối kiến vàng, các loại thịt khô nhu thịt heo, thịt bò. Trong số các sản vật đó, bò một nắng của huyện này đã trở thành món ăn nức tiếng gần xa với hương vị đặc biệt.
Tiền Giang phát huy thế mạnh cây trồng đặc sản

Tiền Giang phát huy thế mạnh cây trồng đặc sản

Để phát huy hơn nữa thế mạnh cây trồng đặc sản, ngành nông nghiệp Tiền Giang chú trọng chuyển giao kỹ thuật thâm canh, khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học để đạt năng suất, sản lượng cao.
Khai mạc Chợ hoa Xuân Giáp Thìn Quận Hoàng Mai năm 2024

Khai mạc Chợ hoa Xuân Giáp Thìn Quận Hoàng Mai năm 2024

Tối ngày 29/01/2024, Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Chợ Hoa Xuân Giáp Thìn Quận Hoàng Mai năm 2024 tại Khu vực hồ Đền Lừ thuộc phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Cây dược liệu hồi sinh vùng đất Tu Mơ Rông

Cây dược liệu hồi sinh vùng đất Tu Mơ Rông

Những năm gần đây thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) ngày càng tự tin trong lao động sản xuất từng bước thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng từ chính đồng đất, núi rừng quê hương.
Trào lưu ẩm thực trà chanh giã tay, bánh đồng xu vừa "nguội", lạp xưởng nướng đá lại lên ngôi

Trào lưu ẩm thực trà chanh giã tay, bánh đồng xu vừa "nguội", lạp xưởng nướng đá lại lên ngôi

Một điều không ngờ tới là "đường đua" càng về cuối năm lại càng rộn ràng khi mới đây, dân tình Hà Nội được dịp "diện kiến" thêm một trào lưu ẩm thực rất mới mẻ, đó chính là lạp xưởng nướng đá. Cái tên nghe vừa quen vừa lạ, liệu rằng món này có gì đặc sắc và có thể trở thành trend ăn uống mới?
Bạch đào có gì đặc biệt mà đắt gấp 5 lần đào thường vẫn được "săn đón" dịp Tết

Bạch đào có gì đặc biệt mà đắt gấp 5 lần đào thường vẫn được "săn đón" dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán 2024, bạch đào được nhiều người chơi hoa “hạng sang" tìm kiếm vào mỗi dịp gần Tết. Đây là loại hoa hiếm và đắt hơn rất nhiều so với loại hoa đào bình thường nhưng vẫn được ưa chuộng.
5 Lý do chính khiến nhiều người e ngại khi trồng lan hồ điệp

5 Lý do chính khiến nhiều người e ngại khi trồng lan hồ điệp

Việc chăm sóc lan hồ điệp không hề đơn giản, nó có yêu cầu tương đối cao về môi trường, không phù hợp với người mới bắt đầu trồng hoa hoặc những người không có thời gian. Chính vì vậy, nhiều người đã đưa nó vào “danh sách đen”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động