Dâu tằm là loại quả mùa hè rất được nhiều người yêu thích. Vào tầm cuối tháng 3 hàng năm là dâu tằm chín rộ, mùa của loại quả này rất ngắn, thường chỉ kéo dài tới tháng 6 là kết thúc.
Vị chua ngọt dịu nhẹ của dâu tằm khiến người ăn mê đắm. Chẳng những ngon, loại quả này còn được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Theo đó, trong dâu tằm chứa 1 lượng lớn vitamin cùng anthocyanin và nhiều khoáng chất khác. Những chất này đặc biệt tốt cho da, ngừa lão hóa đồng thời nâng cao hệ miễn dịch. Dâu tằm cũng có nhiều tác dụng tốt cho gan, mắt và thận.
Trong một vài tài liệu còn ghi lại, khoảng 2000 năm trước, người Trung Quốc còn chọn dâu tằm làm cống phẩm dâng lên hoàng đế. Với nhiều công dụng tuyệt vời mà loại quả này mang lại, người ta ví dâu tằm giống như “quả thánh của nhân gian”.
Ngoài ăn trực tiếp có rất nhiều cách chế biến dâu tằm như: Đem ngâm lấy nước, làm mứt hoặc siro,... Khác với dâu tây hay các loại trái cây khác, dâu tằm khó bảo quản. Đây cũng là lý do trước đây loại quả này thường ít bán đại trà. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong phương pháp bảo quản thực phẩm mà dâu tằm giữ được độ tươi lâu hơn.
Bạn dễ dàng mua dâu tằm tại các sạp hoa quả, siêu thị… khi chúng vào mùa chín rộ. Tùy vào từng thời điểm mà giá dâu tằm có sự chênh lệch. Vào đầu mùa dâu chưa chín rộ thì giá dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Khi chính vụ thì giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, để chọn mua được những quả dâu tằm ngon không phải dễ dàng. Bạn cần chú ý tránh khi mua bên ngoài tươi ngon căng mọng nhưng bên trong đã thối nhũn, như thế thì thật lãng phí.
Cách chọn dâu tằm tươi ngon
Không mua dâu có màu đỏ
Dâu tằm chín thường có màu tím đen ăn rất ngon và có vị ngọt thanh. Nếu thấy dâu có màu đỏ thì quả đó chưa chín hẳn và sẽ có vị chua. Với những quả dâu tằm chưa chín thì hàm lượng tanin trong dâu cao, kích thích dạ dày và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Đối với những quả dâu có màu sắc không đồng đề như nửa tím nửa đỏ hoặc nửa đỏ nửa xanh thì thường là chín ép, vị không ngon, bạn tránh mua.
Không mua dâu cuống héo
Một trong những điểm giúp nhận biết dâu tằm có tươi ngon hay không chính là quan sát phần cuống. Thường dâu mới hái cuống còn xanh, tươi. Nếu thấy cuống quả héo đó là dâu đã vặt xuống vài ngày, mùi vị không được ngon.
Không mua dâu khi chạm vào thấy dính tay
Cùi dâu tằm tương đối mềm nên dễ bị dập nát, không thích hợp mang đi xa hoặc bảo quản trong thời gian dài. Vì thế, khi mua bạn hãy chạm nhẹ vào bề mặt dâu, nếu thấy dính tay tốt nhất là không nên mua. Ngoài ra, tránh mua những quả dâu có cùi bị teo, không căng mọng.
Không mua dâu dập nát
Nên mua những quả dâu tằm nguyên vẹn không có dấu hiệu bị nứt hay va đập. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngửi mùi dâu để cảm nhận. Những quả dâu tươi ngon sẽ có mùi thơm ngọt và không xuất hiện mùi ủng hoặc cay nồng.
Mùa dâu tằm thường rất ngắn chỉ kéo dài trong vòng 3 tháng vì thế bạn nên tranh thủ mua về làm món ngon chiêu đãi cả nhà. Ngoài ăn khi còn tươi, bạn nên chế biến thành các món khác như siro dâu tằm, ngâm nước uống hoặc sấy khô làm mứt ăn dần.
Làm thế nào để rửa sạch dâu tằm?
Kết cấu của quả dâu tằm không bằng phẳng nên việc làm sạch thường khó khăn. Bạn cần khi nhớ một vài mẹo sau để rửa dâu sạch và không bị dập nát, an toàn trong chế biến các món ăn:
Cho dâu tằm vào rổ rồi đặt dưới vòi nước chảy để loại bỏ hết tạp chất cùng bụi bẩn bám trên bề mặt.
Rắc bột mì lên trên rổ dâu tằm rồi cho nước vào rửa thật nhẹ nhàng. Sau cùng thì rửa lại một lần nữa dưới vòi nước chảy.
Cuối cùng, bạn ngâm dâu khoảng 15 phút trong nước muối loãng hoặc nước vo gạo. Dùng tay đảo nhẹ cho sạch sau đó vớt dâu tằm ra, ngâm tiếp khoảng 5 phút trong nước đun sôi để nguội rồi mới vớt ra cho ráo nước và thưởng thức.
Hướng dẫn cách bảo quản dâu tằm
Để bảo quản dâu tằm bạn có thể lựa chọn một số cách sau:
Dâu tằm sau khi rửa sạch đem cất trong hộp có lỗ thoáng rồi để vào ngăn mát của tủ lạnh.
Cho dâu tằm vào lọ rồi thêm đường cùng 1 chút muối. Nhớ nguyên tắc 1 lớp dâu, 1 lớp đường sau đó đậy nắp hộp thật kín và để ở nơi thoáng mát.
Đem dâu đi phơi khô sau đó cho vào túi nilon buộc kín lại.
Ngâm dâu tằm cùng đường trắng sau đó đem đi sên thật kỹ để thu được phần mứt dâu. Nhớ cho thêm chút mật ong để siro thơm ngon hơn.
Rửa sạch dâu tằm, để cho ráo nước rồi cho vào túi zip và cấp đông. Khi ăn, bạn có thể đem rã đông rồi thưởng thức. Tuy nhiên, cách làm này sẽ thích hợp với các món sinh tố hoặc dùng dâu tằm trong nguyên liệu làm bánh.
Những lưu ý khi dùng dâu tằm
Tác hại của dâu tằm khi dùng sai cách
Gây ra bệnh liên quan đến đường huyết: Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của dâu tằm với hơn 50 người, Kết quả, sau khi dùng các món ăn từ dâu tằm, thì lượng đường trong máu của những người đó giảm đột ngột.
Gây ung thư da: Sự thật thì trong quả dâu tằm có chứa hydroquinone, dù chúng mang đến những lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe. Nhưng lại gây tác dụng ngược là ung thư biểu bì. Do đó, bạn hãy cẩn trọng trong việc sử dụng loại quả này.
Gây ảnh hưởng đến thận: Dâu tằm chứa nhiều kali, nếu cơ thể không tiêu thụ hết hoặc không đào thải được ra ngoài thì sẽ ra một số bệnh liên quan đến thận. Hay với những người có tiểu sử bệnh bàng quang, thận thì chúng cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định.
Giảm khả năng hấp thụ tinh bột: Sử dụng dâu tằm gây ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột trong dạ dày.
Ảnh hưởng đến hóa trị: Các nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây dâu tằm có thể khiến cho các tế bào bạch cầu thoái hóa và chết đi.
Những đối tượng không nên dùng dâu tằm
Cơ thể yếu ớt, hay mệt mỏi
Người có biểu hiện ho nhưng không nóng sốt, ho không đờm, ho do lạnh
Người bệnh tiêu chảy kéo dài, đại tiện lỏng nhưng không rõ nguyên nhân
Người bệnh viêm tiết niệu, những bệnh liên quan đến gan, bàng quang, thận
Người mắc chứng mộng tinh
Người hay lạnh bụng, viêm loét dạ dày
Người đang dùng thuốc hạ đường huyết, insulin, thuốc điều trị gout, chống trầm cảm, thuốc an thần.
Bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa dâu tằm vào menu ăn uống
Cách dùng dâu tằm đúng
Việc sử dụng các bài thuốc từ dâu tằm cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa, hoặc bác sĩ đông y, người có kinh nghiệm.
Với các chế phẩm từ dâu tằm như rượu dâu, dâu ngâm đường...cần đựng trong nồi tráng men, nồi đất, thủy tinh. Tránh dùng dụng cụ đựng từ kim loại như nhôm, sắt đồng. Bởi chất tanin trong dâu kỵ với các thành phần này, gây ra các phản ứng hóa học nguy hiểm đến sức khỏe.
Vào những ngày nắng nóng, mọi người ưa thích sử dụng siro dâu tằm. Thế nhưng, cần phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng, lên men, vi khuẩn xâm nhập sản sinh nhiều độc tố. Hay khi bạn ăn dâu tằm trực tiếp cũng vậy, nên chọn những quả còn tươi ngon, không bị dập úng để được đảm bảo chất lượng nhất bạn nhé.