Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư |
Bạch đậu khấu. |
Bạch đậu khấu hay còn gọi là bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,...và có tên khoa học là Amomum cardamomum L.
Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, được trồng nhiều ở một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,...
Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bạch đậu khấu là một loại gia vị đắt đỏ thứ 3 trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất khẩu cao.
"Anh em" của bạch đậu khấu là quả nhục đậu khấu. Nhục đậu khấu (ở một số địa phương còn được gọi là nhục quả, ngọc quả) có tên khoa học là Myristica fragrans Hourt và thuộc họ nhục đậu khấu Myristicaceae. Đây là loại quả thuộc dòng cây thân gỗ, chúng có chiều cao lên tới 8 – 10m, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn, lá của chúng mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác, mép nguyên, có 8-10 gân lá đối xứng 2 bên và cuống lá dài 7 - 12mm.
Nhục đậu khấu có nguồn gốc từ quần đảo Maluku (Indonesia) và được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới như ở Campuchia, Ấn Độ và Malaysia. Tại Trung Quốc, cây được trồng thử nghiệm và phát triển tốt ở các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Ở nước ta, cây nhục đậu khấu thường sẽ phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Cây có thể thu hoạch sau 7-8 năm, mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào các tháng 11-12 và tháng 4-6.
Nhục đậu khấu. |
Nhục đậu khấu được sử dụng như một loại gia vị để chế biến các món ăn vì nó có vị ngọt bùi và the the, ngoài ra còn sử dụng để làm tăng hương vị cho cà phê khi cho nhục đậu khấu vào cà phê.
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD, giảm 4,8% về sản lượng nhưng tăng 3,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện có khoảng 30 thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, trong đó Hà Lan, Mỹ và Anh là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này của Việt Nam với thị phần lần lượt là 31%, 15% và 11,2%.
Trong đó, Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam và Công ty TNHH Olam Việt Nam là 2 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất đạt 1.496 tấn và 497 tấn. Trước đó trong năm 2023, nước ta đã xuất khẩu 3.551 tấn, thu về 27,4 triệu USD. Hà Lan, Trung Quốc và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng đạt lần lượt 923 tấn, 756 tấn và 484 tấn.
Việt Nam là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị với vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị. Năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu của hồ tiêu và gia vị Việt Nam đạt hơn 1,4 tỷ USD. Ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu lên con số 2 tỷ USD vào năm 2025.
Năm 2024, dự báo thời tiết còn diễn biến phức tạp, với hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng. Do đó, sản lượng hồ tiêu, quế, hồi… sẽ chịu ảnh hưởng, nhất là tại các khu vực bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
Vani, loại gia vị đắt đỏ tốt cho sức khỏe |
Thảo quả - Vị thuốc quý, gia vị thơm ngon |
8 loại gia vị siêu đắt đỏ trên thế giới |