Cây dương xỉ - loại thuốc hiếm nhưng không nhiều người biết đến Cây bụp giấm - thức uống giải nhiệt, vị thuốc quý Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe |
Đặc điểm của nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu ở một số địa phương còn được gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade và noix de muscade. Tên khoa học của nhục đậu khấu là Myristica fragrans Hourt và thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.
Cây nhục đậu khấu thân gỗ, độ cao khoảng 8 – 10 mét, cây nhỏ, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn. Lá cây mọc so le, phiến lá mác, hình elip, đỉnh lá ngắn, gốc lá rộng, mép lá nguyên, có 8 – 10 gân lá đối xứng 2 bên. Cuống lá dài khoảng 7 – 10 mm.
Hoa thường có màu vàng trắng, mọc thành xim ở các kẽ lá. Cụm hoa dài 1 – 3 cm, nhẵn. Các thùy hoa có hình bầu dục hoặc hình tam giác, bên ngoài màu nâu.
Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, khi chín mở theo chiều dài thành 2 mảnh.
Cây có thể thu hoạch sau 7-8 năm, mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào các tháng 11-12 và tháng 4-6. Một cây nhục đậu khấu khi đã bắt đầu thu hoạch thì có thể thu hoạch luôn trong vòng 60 - 70 năm trong đó cây đạt mức thu hoạch cao nhất vào năm thứ 25.
Sau khi hái quả người dân cần loại bỏ vỏ quả, sau đó lấy riêng áo hạt và tiến hành ngâm muối, sau cùng là phơi hoặc sấy khô để bảo quản nhục đậu khấu. Hạch thường được đem sấy ở lửa nhẹ khoảng 600 độ cho đến khi lắc lên thấy kêu lóc cóc (thường việc sấy này kéo dài tới 2 tháng) thì đem đập lấy nhân, rồi phân loại to nhỏ rồi ngâm nước vôi này có mục đích để tránh bị sâu bọ mối mọt. Người dân sẽ dựa vào kích thước của hạt nhục đậu khấu mà phân loại hạt to, hạt nhỏ và từ đó có mức giá trị riêng biệt của các hạt.
Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa hàng năm tư 1500 – 3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá mua khô, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng.
Nhục đậu khấu có nguồn gốc từ quần đảo Maluku (Indonesia) và được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới như ở Campuchia, Ấn Độ và Malaysia. Tại Trung Quốc, cây được trồng thử nghiệm và phát triển tốt ở các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
Cây nhục đậu khấu được trồng ở miền Nam Việt Nam
Thành phần hoá học
Hạt nhục đậu khấu chứa 30 – 40% chất béo gọi là bơ nhục đậu khấu và khoảng 5 – 10% tinh dầu dễ hay hơi. Chủ yếu bao gồm các terpen (α-pinene, camphene, p-cymene, sabinene, -phellandrene, -terpinene, myrcene), các dẫn xuất của terpene (linalool, geraniol, terpineol) và phenylopropanes (myristicin, elmicin, safrole).
Theo y học cổ truyền
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm, tính ấm, có độc, vào 3 kinh tì, vị và đại tràng, có tác dụng ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực. Nhục đầu khấu có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng làm thuốc trong các trường hợp kén ăn, sốt rét.
Theo y học hiện đại
Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa
Tăng cường bài tiết dịch dạ dày giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong nhục ngọc quả cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nhục ngọc quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng sức đề kháng.Hỗ trợ quá trình đào thải độc tố
Hàm lượng Magie và chống chống oxy hóa cao giúp Nhục ngọc quả hạn chế sự phát triển của các gốc tự do và kích hoạt các enzym hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể.
Liều dùng & cách dùng
Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 đến 0,5 g. Có khi dùng 2 đến 4 g nếu bị tiêu chảy nặng. Nhưng dùng liều quá cao có thể gây độc. Áo hạt là thuốc bổ máu với liều dùng gấp đôi.
Bài thuốc sử dụng nhục đậu khấu
Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy lâu ngày do viêm đại tràng mạn hay lao ruột có lạnh bụng, lạnh tay chân, yếu sức, mỏi mệt.
Bổ cốt chỉ 10 – 12 g, ngô thù du 9 g, ngũ vị tử 10 g, đảng sâm 15 g, nhục đậu khấu 6 g ( cho vào sau) sắc uống.
Hoặc bài tứ thần hoàng: Bổ cốt chi 10 g, Nhục đậu khấu 5 g (sao), ngũ vị tử 5 g, ngô thù du 4 g, Đại táo 3 quả, gừng tươi 3 lát sắc uống với nước muối nhạt trước lúc ngủ.
Biếng ăn
Dùng cho người biếng ăn, ăn khó tiêu: Nhục đậu khấu 0,5 g, Nhục quế 0,5 g, Đinh hương 0,2 g tán bột mịn trộn với đường sữa 1 g, chia làm 3 gói, uống 3 lần trong ngày.
Chữa hen, đau bụng, đau dây thần kinh, rong kinh, đau kinh, ho do co thắt, đau lưng (Ấn Độ)
Bột kép chế từ nhục đậu khấu, ngọn cây gai mèo, long não, bạch đậu khấu, đinh hương, bạch hòa xà lượng bằng nhau. Liều dùng mỗi lần 0,75 – 1 50g ngày 2 lần, uống với mật ong.
Lưu ý khi dùng
Dùng nhiều hơn 7.5 g bột Đậu khấu mỗi ngày có thể gây chóng mặt, mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói, thần trí không rõ ràng và có nguy cơ tử vong cao.
Không dùng nhục đậu khấu cho người bệnh lỵ và tiêu chảy do thấp nhiệt.
Bài thuốc Ấn Độ nói trên có thuốc phiện và gai mèo là những vị thuốc độc dễ gây nghiện, dùng phải thận trọng.
Các thông tin về dược liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não |
Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền |
Hải tảo - Cây thuốc mọc hoang dưới biển |