Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Bạn có biết rằng loại gia vị hương thảo dùng trong gian bếp của mình lại ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe không?
Những loại rau được dùng làm thuốc Cây dương xỉ - loại thuốc hiếm nhưng không nhiều người biết đến Cây bụp giấm - thức uống giải nhiệt, vị thuốc quý

Đặc điểm của cây hương thảo

Hương thảo từ lâu đã được biết đến như một loại cây gia vị . Chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như cây dương chổi, cây mê điệt... Cây hương thảo thuộc họ Húng bạc hà (họ Lamiaceae).

Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cây mọc thành bụi với thân phân nhánh, cao khoảng 1 đến 2 mét.

Lá cây hình dải, dẹp, có màu xanh sẫm. Mép là hơi gập xuống, khá nhẵn ở mặt trên và có lông trắng ở mặt dưới

Hoa có màu tím nhạt, chiều dài khoảng 1cm và xếp thành 2 đến 10 hoa ở mỗi vòng lá.

Cây có thể trồng bằng hạt hoặc ươm mầm từ lá cây hương thảo. Cây hương thảo có thể thu hoạch theo hai cách là cắt ngọn sấy khô lấy lá đối với quy mô lớn hoặc cắt tỉa ngọn, lá ở quy mô nhỏ.

Hương thảo thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn và phù hợp với hầu hết các món thịt gia cầm, thịt bò, cừu hay cả món hầm và súp. Cây cũng được sử dụng trong y học cổ truyền.

Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngân, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết cây hương thảo có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, đã được sử dụng trong nấu ăn và y học tự nhiên trong hàng ngàn năm. Ngày nay nó phát triển khắp châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Hương thảo cũng được xem là “tinh hoa" của ẩm thực Địa Trung Hải truyền thống.

Thành phần hóa học

Trong lá hương thảo chứa nhiều thành phần như: terpen, borneol, tannin, cineol, a-pinen, camphor. Thân hương thảo chứa: axit rosmarinic, axit saponosid, citric, glycolic, glyceric, roma sidel, romarinoside, choline,...

Phần lá và ngọn cây hương thảo có thể chữa bệnh, thu hái vào mùa hè rồi rửa sạch và phơi khô sau đó bảo quản vào túi kín ở điều kiện nhiệt độ thoáng, mát, môi trường không ẩm mốc.

Theo y học cổ truyền

Cây hương thảo có tính ấm, vị cay xen đắng, thơm nồng, không có độc, xếp vào kinh tỳ, kinh can. Chủ trị lợi tiểu, thông kinh, phá ứ huyết, thông ruột, lợi mật, giảm viêm. Hương thảo được dùng để chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mất ngủ, đau nửa đầu, nhiễm trùng da,...

Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Tác dụng của cây hương thảo

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hương thảo giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự cân bằng của các lợi khuẩn đường ruột. Điều này có thể giúp ngăn chặn tình trạng táo bón và đồng thời có khả năng chống viêm.

Chống viêm

Với tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm nhờ vào các hợp chất polyphenol như axit rosmarinic và axit carnosic. Đồng thời, hương thảo còn mang lại đặc tính kháng khuẩn, giúp tránh các tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương.

Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Nhờ vào axit carnosic, một thành phần chính của cây hương thảo, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe mắt, giúp điều trị các bệnh ảnh hưởng đến các vấn đề về mắt do tuổi tác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Cải thiện trí nhớ

Chiết xuất từ lá cây hương thảo có tác dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi, đặc biệt là liên quan đến khả năng tập trung và ghi nhớ.

Phòng chống ung thư

Cây hương thảo có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ là axit carnosic. Theo nghiên cứu cho thấy, chất này có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể và làm giảm nguy cơ phát triển khối u.

Điều trị rối loạn lipid máu

Hương thảo làm ức chế sự tăng cân, giúp duy trì cân nặng và giảm sự tích tụ của những chất béo trong cơ thể. Do đó, chiết xuất từ cây hương thảo được xem là thành phần thiên nhiên giúp kiểm soát rối loạn lipid máu.

Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Bài thuốc sử dụng cây hương thảo

Điều trị mụn nhọt

Giã nát 50g lá hương thảo tươi rồi đắp vào vùng mụn từ 10-15 phút. Một ngày nên đắp 2 lần sáng tối. Tác dụng của bài thuốc này là giúp giảm sưng viêm đau nhức do mụn nhọt gây ra.

Nước súc miệng

Sắc nước lá hương thảo với nước làm nước súc miệng có tác dụng chữa viêm loét miệng. Sử dụng nước sắc từ lá cây hương thảo súc miệng từ 1-2 lần trong ngày giúp vết loét nhanh chóng lành lại.

Ho, viêm họng, khan tiếng

Chuẩn bị khoảng 6 – 12g lá cây hương thảo kết hợp với 1 ít muối. Rửa sạch và cắt nhỏ sau đó nhai trực tiếp với muối cho ra nước rồi nuốt chậm, thực hiện nhai 2 lần mỗi ngày nhai sẽ có kết quả rõ rệt.

Giảm đau bụng kinh, điều trị rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng 20g hương thảo, 20g ngải cứu, 20g ích mẫu, 20g củ gấu, 20g cỏ nhọ nồi sấy khô tán nhỏ rồi trộn với mật ong và vo thành viên. Mỗi ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ, uống trước chu kỳ kinh nguyệt 15-20 ngày.

Giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa

Ngâm 200g lá cây hương thảo khô với 1 lít rượu 40 độ trong chai thủy tinh. Khi sử dụng lấy 2ml rượu pha với nước ấm và uống 2 lần một ngày. Nên ngâm ít nhất vài tuần để rượu ngấm.

Loại cây gia vị trong gian bếp với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Hãm thuốc điều trị một số bệnh khác

Dùng 2-3g lá hương thảo tươi hãm trong 1 cốc nước sôi, để nguội rồi uống. Một ngày nên uống từ 4-5 lần. Nếu sử dụng lá tươi thì khoảng 30g hãm với 500ml nước và cũng chia ra uống 4-5 lần trong ngày.

Uống bài thuốc này có thể giúp điều trị một số bệnh như nhức đầu, tăng huyết áp, lợi tiểu, ngăn ngừa rụng tóc, điều trị viêm giác mạc, rửa vết thương nhiễm trùng…

Lưu ý khi dùng cây hương thảo

Mặc dù hương thảo mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng quá cao hoặc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:

Khi tiêu thụ với số lượng lớn, đặc biệt là dưới dạng tinh dầu hoặc chiết xuất, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, co thắt hoặc thay đổi huyết áp, mặc dù những phản ứng này rất hiếm.

Bên cạnh đó, lá cây hương thảo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế men chuyển trong điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu... Vì vậy, khi sử dụng lá hương thảo để nấu ăn hay điều trị bệnh lý, bạn nên kiểm tra xem bản thân hay người thân có đang sử dụng những loại thuốc này hay không.

Thai phụ hoặc mẹ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng lá hương thảo bởi hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra độ an toàn của loại cây này đối với thai phụ hay công dụng của chúng khi cho con bú. Lá hương thảo có thể gây viêm da kích ứng nên hãy để cây tránh ra tầm với của trẻ em và thận trọng khi sử dụng.

Nếu bị dị ứng với các loại thảo mộc khác thuộc họ bạc hà, hãy tránh dùng hương thảo và cẩn thận khi thoa các sản phẩm có chứa tinh dầu hương thảo.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hương thảo

Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não
Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền
Hải tảo - Cây thuốc mọc hoang dưới biển Hải tảo - Cây thuốc mọc hoang dưới biển
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Loài cây dại người Việt đều nhổ bỏ giúp khoẻ gan, tốt cho khớp

Loài cây dại người Việt đều nhổ bỏ giúp khoẻ gan, tốt cho khớp

Dù là loại rau có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng ai nhìn thấy cũng ghét, tìm cách để triệt tận gốc. Ít ai biết được, thài lài trắng là vị thuốc quý tốt cho lá gan và xương khớp.
Cây dương xỉ - "thần dược" bảo vệ da

Cây dương xỉ - "thần dược" bảo vệ da

Cây dương xỉ là cây thuốc quý được dùng chữa chứng thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu và các bệnh ngoài da.
Me đất, cây dại quen thuộc nhưng lại là "thần dược"

Me đất, cây dại quen thuộc nhưng lại là "thần dược"

Cây me đất là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, nhưng ít ai lại biết được loại cây dại ấy lại còn có thể là một vị thuốc thường sử dụng để điều trị một số chứng bệnh rất hiệu quả.
Hải tảo - Cây thuốc mọc hoang dưới biển

Hải tảo - Cây thuốc mọc hoang dưới biển

Ngay dưới làn nước biển xanh mát, đang ẩn chứa một loại thực vật vô cùng quý giá với sức khỏe, đó chính là hải tảo.
Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?

Tên cây bách bệnh nhưng thực hư chữa bệnh như thế nào?

Cây bách bệnh sở dĩ được gọi như vậy là do loài cây này được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau trong dân gian. Với đặc tính nổi bật như tính mát, thanh nhiệt… Cây bách bệnh đã được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như chữa bệnh tiêu hoá, bệnh xương khớp, da liễu,…
Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Dây cóc kèn từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này còn có một công dụng khác vô cùng hữu ích, đó là diệt côn trùng.
Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá

Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá

Cây xương cá không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này như một loại thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm xoang thì không phải ai cũng biết.
Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím có chế biến được nhiều món ăn ngon dinh dưỡng trong bửa cơm gia đình, ngoài là loại thực phẩm quen thuộc, cà tím còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Nấm lim xanh là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc Đông y cách đây hơn 2.000 năm và là một loại nấm quý.
Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên như một vị thuốc quý với nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến ung thư.
Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến. Dưới đây là những bí quyết xua tan cảm lạnh chỉ với những nguyên liệu quen thuộc.
Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Trong y học cổ truyền, khổ qua rừng có tính hàn, vị rất đắng, có các công dụng như giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho, điều trị bệnh ngoài da…
Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Cây ráy được coi như một loại dược liệu cổ truyền, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian bởi các tác dụng quý báu, đặc biệt là phần củ.
Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng là thường được người sử dụng bỏ đi khi đã lấy múi. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt….
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Khoai lang là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khoai lang được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến việc chế biến khoai lang sống thành nước ép – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Trong vườn nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn luôn có một số loài hoa, nếu chúng ta không biết thì chỉ coi đó là hoa bình thường. Nhưng sự thật đằng sau lại thật bất ngờ, bởi những loài hoa đó có thể làm thuốc, ví dụ như: Hoa cau, hoa bưởi, hoa chuối.
Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Gà là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều, tuy nhiên ít ai biết đến một bộ phận khác của gà là mật gà cũng có tác dụng đối với sức khỏe.
Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động