Nhục đậu khấu là gì?
Nhục đậu khấu ở một số địa phương còn được gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade và noix de muscade. Tên khoa học của nhục đậu khấu là Myristica fragrans Hourt và thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.
Nhục đậu khấu có nguồn gốc ở vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương, được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông – Nam Á. Ở Việt Nam cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam.
Ở Việt Nam cây nhục đậu khấu chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam. |
Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa hàng năm tư 1500 – 3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá mua khô, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Khi quả chín lấy hạt tươi gieo ngay, đạt tỷ lệ nảy mầm từ 92 – 98%. Sau 2 tháng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 7%.
Nhục đậu khấu là thuộc dòng cây thân gỗ, chúng có chiều cao lên tới 8 – 10m, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn, lá của chúng mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác, mép nguyên, có 8-10 gân lá đối xứng 2 bên và cuống lá dài 7 - 12mm. Hoa nhục đậu khấu thường có màu vàng trắng và mọc thành xim ở các kẽ lá. Cụm hoa dài 1-3 cm, nhẵn. Các thùy hoa có hình bầu dục hoặc hình tam giác và bên ngoài màu nâu.
Quả hạch, có hình cầu hoặc hình quả lê, đường kính vào khoảng 5 – 8 cm. Quả thường sẽ mọc đơn và có cuống ngắn hoặc cuống dài quả buông thõng xuống. Khi chín thì đáy quả sẽ nở ra theo chiều dọc thành 2 mảnh lộ ra phần hạt bên trong. Hạt nhục đậu khấu thường có vỏ dày và được bao bọc bởi một lớp áo màu hồng.
Ở nước ta, cây nhục đậu khấu thường sẽ phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Cây có thể thu hoạch sau 7-8 năm, mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào các tháng 11-12 và tháng 4-6. Một cây nhục đậu khấu khi đã bắt đầu thu hoạch thì có thể thu hoạch luôn trong vòng 60 - 70 năm trong đó cây đạt mức thu hoạch cao nhất vào năm thứ 25.
Còn trong những khoảng thời gian từ năm thứ 10 đến năm thứ 25 hàng năm mỗi cây cho từ 1.500 - 2.000 quả, nghĩa là chừng 8 - 10kg quả.
Thành phần hóa học
Trong nhục đậu khấu chứa 14,6 -24,2% tinh bột, 7,5% protein, khoảng 40% chất béo đặc (bơ nhục đậu khấu), ngoài ra còn có khoảng 8-25% tinh dầu, 3-4% chất nhựa, 1,7% chất vô cơ, canxi, photpho, sắt và 14,3% nước.
Bơ nhục đậu khấu có chứa 70-75% Myristicin, 2-3% tinh dầu. Tinh dầu trong nhục đậu khấu có tác dụng chữa bệnh.
quả nhục đậu khấu |
Bộ phận dùng
Sau khi hái quả, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô được nhục quả y. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80°C đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân.
Người dân thường sử dụng các bộ phận của nhục đậu khấu được ứng dụng làm dược liệu bao gồm:
Lá (bao gồm cả lá tươi và lá khô) có chứa nhiều tinh dầu.
Áo hạt: Có chứa tinh dầu, các axit béo tương tự như nhân hạt, nhựa, Pectic.
Nhân hạt: Có chứa chất béo vị đắng (bơ Nhục đậu khấu), tinh bột, tinh dầu bay hơi (không có màu, mùi nồng đặc trưng và tính nhớt) và một lượng nhỏ Acid Myristic.
Hạt chín, khô: Có chứa 25 – 40% tinh dầu cố định và 5 – 10% tinh dầu bay hơi (đây cũng là thành phần chính của dược liệu hạt Nhục đậu khấu). Ngoài ra, hạt cũng có chứa một số thành phần dinh dưỡng gồm: Nước, chất vô cơ, sắt, Pectin, Hydrate Cacbon, Protein, Phosphor, Furfural và Pentosan.
Công dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu được sử dụng trong y học từ lâu, không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng được sử dụng rộng rãi với những công dụng như:
Tăng cường chức năng não bộ: Nhục quả có chứa hợp chất Myristicin, hợp chất này có thể hỗ trợ cải thiện trí nhớ, kích thích hệ thống thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ chống trầm cảm: Myristicin và Elemicin có thể tăng dẫn truyền thần kinh Dopamine và Serotonin ở não bộ, từ đó giúp người bệnh an thần và chống lại căng thẳng.
Nhục đậu khấu được sử dụng trong y học từ lâu, không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng được sử dụng rộng rãi. |
Cải thiện được tình trạng mất ngủ: Hạt nhục quả có thể làm dịu căng thẳng và tăng cường giải phóng Serotonin giúp an thần, dễ chịu để đi vào giấc ngủ sâu hơn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Dược liệu có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng sức đề kháng.
Ngăn ngừa sâu răng: Nhục quả có đặc tính kháng khuẩn và ngăn ngừa được một số vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh dầu trong dược liệu có thể cải thiện được tình trạng đau buốt răng hiệu quả.
Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa: Tăng cường bài tiết dịch dạ dày giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lượng chất xơ có trong dược liệu cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đặc biệt đối với những người kén ăn, mắc sốt rét.
Hỗ trợ ngăn ngừa viêm đau khớp và đau nhức cơ bắp: Tinh dầu nhục quả có thể chống viêm, giảm đau cơ, khớp cấp và mạn tính. Có thể chiết thành dạng bơ đậu khấu để xoa bóp cho người bệnh, giảm những cơn đau cơ, mỏi vai gáy,...
Kháng khuẩn: Axit Myristic có trong nhục quả có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại và hỗ trợ khả năng chống khuẩn của hệ thống miễn dịch.
Gây mê: Methyl Eugenol và Elastin trong đậu khấu có thể bay hơi dễ dàng và cơ tác dụng gây mê.
Hỗ trợ quá trình đào thải độc tố: Hàm lượng Magie và chống chống oxy hóa cao giúp nhục quả hạn chế sự phát triển của các gốc tự do và kích hoạt các enzyme hỗ trợ đào thảo độc tố trong cơ thể.
Ngoài ra, nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích và được sử dụng rộng rãi trong cả đông và tây y. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên tự ý dùng, đặc biệt khi dùng với liều cao thì có thể gây độc.
Khi sử dụng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng ngộ độc, nếu sử dụng sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng mệt mỏi và ngủ gà. Theo Leclerc đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trong đó có một trường hợp chết người với hiện tượng giãn đồng tử như khi bị ngộ độc do benladon.
Đối với những bệnh nhân kén ăn, lười ăn thì khi sử dụng ít thì xúc tiến hai dịch vị, giúp sự tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon nhưng khi lạm dụng sử dụng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết, gây nguy hiểm tới tính mạng của người dùng.
Chính vì vậy khi sử dụng nhục đậu khấu người dùng cần hết sức lưu ý, tốt nhất nên tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ có chuyên môn.
Loại gia vị đắt thứ 3 thế giới trồng rất nhiều ở Việt Nam, xuất khẩu thu về 20 triệu USD |
Vị thuốc nhục đậu khấu |
Việt Nam thu về 27,6 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới |