Bài thuốc trị bệnh từ lạc Cây hồng ngoài là trái cây quen thuộc còn là vị thuốc quý cho sức khỏe Cúc la mã - Dược liệu cổ xưa đa công dụng |
Đặc điểm của thảo quả
Cây thảo quả có tên khoa học là Amomum subulatum, có tên tiếng Anh là Black cardamom, là loài cây thuộc họ Gừng. Ở Việt Nam, người ta còn gọi nó là sa nhân cóc hay cây đò ho.
![]() |
Cây thảo quả có thể phát triển với chiều cao khoảng 3m, thân rễ có hình cử gừng, cuống lá ngắn hoặc một số cây không có phần cuống lá. Phiến lá có dạng hình elip, thuôn dài.
Lá thảo quả mọc so le , mặt lá màu xanh sẫm, phía dưới xanh nhạt hơn. Bẹ lá có nhiều khía dọc. Mỗi phiến lá dài khoảng 50 – 70 cm.
Hoa thảo quả thường mọc thành chùm và có màu đỏ cam. Quả thuôn dài, màu nâu đỏ, to chừng 2cm và có nhiều sọc trên vỏ quả. Khi ăn, quả có vị ngọt, hơi đắng và đặc biệt là có mùi khá nồng.
Thảo quả có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú như: protein, các chất vitamin A, C, D, chất xơ và nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe khác.
Cây thảo quả có nguồn gốc từ phía Đông dãy Himalaya nhất là các quốc gia như: Bhutan, Nepal,... và kể cả miền Trung Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thảo quả xuất hiện chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nhất là Hà Giang và dãy Hoàng Liên Sơn.
Theo y học cổ truyền
Đông y xem thảo quả là một loại dược liệu quý bởi tính ấm, hương thơm nồng, vị cay. Dược liệu thảo quả rất tốt đối với chữa trị các bệnh lý đường hô hấp, giúp tiêu đờm và giảm đau rát ở cổ họng. Ngoài ra, đây còn là dược liệu tự nhiên có công dụng chữa đau chướng bụng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt rét,... và kích thích tiêu hóa.
Trong ẩm thực, thảo quả được coi là nữ hoàng của các loại gia vị, vì thảo quả có đặc tính là mùi rất thơm, và vị của nó vừa ngọt lại đan xen chút cay nồng đặc trưng thảo quả, trong thảo quả có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể.
Bài thuốc sử dụng thảo quả
Trị đau bụng, bụng đầy chướng, tỳ hư tả tiết
![]() |
Thảo quả 6g, cam thảo chích 6g, sa nhân 6g; thần khúc, mạch nha, đại táo, sinh khương mỗi vị 8g. Sắc uống.
Trị chứng hàn thấp tích vào trong, ngực bụng đau chướng
Dùng thảo quả (lùi chín) 6g, hậu phác 12g, hoắc hương 12g, thanh bì 8g, bán hạ khúc 8g, thần khúc 8g, đinh hương 4g, cao lương khương 6g, cam thảo 4g, sinh khương 12g, đại táo 12g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Điều trị suy nhược cơ thể, kén ăn, khó tiêu
Lấy 1 con gà trống cỡ 1kg, làm sạch, chặt thành từng miếng. Đem 6g thảo quả, 6g giềng, 3g trần bì, 3g hồ tiêu cho vào túi vải, cho gà vào túi bỏ trong nồi nước, hầm nhừ. Ăn 2 đến 3 lần trong ngày, 1 tuần ăn từ 2 đến 3 lần.
Trị hôi miệng
Thảo quả đập dập, ngậm trong miệng và nuốt nước dần.
Chữa sốt rét, trị đờm lỏng
Dùng 12g thảo quả, hậu phác, thanh bì, hạt cau, trần bì, 4g cam thảo 4g. Cho vào nồi nửa phần nước, nửa phần rượu rồi sắc cùng các vị thuốc trên, dùng uống trong ngày.
Hoặc: Thảo quả nhân 20g nghiền bột, cuộn vào tấm vải màn, khoảng 1 giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi nhằm cắt cơn sốt rét.
Hoặc: Thảo quả nhân 8g, phụ tử chế 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng cho người mắc chứng sốt rét, rét nhiều mà nóng ít hoặc chỉ rét không nóng, hay hàn tỳ tiêu chảy, không ăn uống được.
Hoặc: Thảo quả, kha tử mỗi loại 10g, đại táo 12g, sinh hương 7 miếng sắc cùng với 600 ml nước cho đến khi còn 200 ml là được. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này thiên về chữa sốt rét đờm đặc, nóng.
Trị đau dạ dày
Dùng 6g thảo quả đã được nướng chín, hậu pháp, hoặc hương, sinh khương, đại táo mỗi vị 12g, thanh bì, thần khúc, bán hạ khúc mỗi vị 8g, cam thảo, đinh hương mỗi vị 4g. Sau đó sắc lấy nước dùng uống trong ngày.
![]() |
Chữa đi đại tiện ra máu, xích bại lị
Thảo quả, chỉ xác, địa du, cam thảo mỗi vị có lượng bằng nhau. Các nguyên liệu tán thành bột mịn, dùng 6g hòa nước mỗi ngày uống 2 lần.
Trị đau bụng, tiêu chảy
Dùng 10g thảo quả, 10g kha tử, 7 miếng gừng sống, 7 quả táo đen. Nấu các nguyên liệu cùng với 300ml nước, sắc còn 200ml nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị tiêu chảy phân sống ở trẻ nhỏ
Dùng thảo quả 5g, gừng tươi 3g cho vào nồi nước, sắc lấy nước bỏ phần bã. Sau đó cho thêm 30g gạo nếp tẻ vào nước thuốc sắc trên nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần lúc đói. Liệu trình điều trị kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
Trị đầy hơi chướng bụng
Dùng thảo quả đã nướng, thần khúc, thanh bì, cao lương khương mỗi vị 6g, hậu phác, hoắc hương, đại táo, sinh khương mỗi loại 10g, đinh hương, cam thảo mỗi vị 4g. Cho tất cả vào ấm và sắc cùng 500ml nước uống trong ngày.
Một số trường hợp dùng thảo quả cần lưu ý
Thai phụ và mẹ cho con bú không được dùng quá nhiều thảo quả để tránh bị hiện tượng tức ngực, đau bụng, khó thở.
Bệnh nhân bị sỏi mật hay sỏi thận cần thận trọng, chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại dược liệu này trong bất cứ bài thuốc nào.
Không nên dùng thảo quả khi bị thiếu máu, gầy yếu.
![]() |
![]() |
![]() |