Cây sinh địa - Đặc điểm và công dụng Những bài thuốc từ quả bơ Đậu xanh - Vị thuốc quý trong Đông y |
Đặc điểm của cây lạc
Lạc có tên gọi khác là đậu phộng, thúa đìn (Tày), quả trường sinh, được sử dụng theo nhiều cách khác nhau có lợi cho sức khỏe. Tên khoa học là Arachis hypogaea L, Thuộc họ Fabaceae (Đậu).
Lạc là một loại cây thân thảo, sống quanh năm, cây khi mọc thẳng, khi mọc bò sát dài 0,30-0,50m, có khi tới 0,60-0,80m.
Phát hiện nhiều thứ lạc nhưng có hai thứ chính: Arachis asiatica Loureiro mọc thẳng, rất nhiều lông được trồng ở châu Á. Arachis africana bò sát đất, tương đối không có lông, được trồng cả ở các nước ven biển phía tây châu Phi. Lá mọc so le gồm 4 lá chét hình trái xoan.
Hoa có hai loại: Loại lớn ở phía ngoài chùm hoa có màu vàng, không cho quả, loại khác nhỏ hơn, chúc theo chiều thân cây xuống đất để dấu bầu ngập vào trong đất chừng 4-5cm, quả sẽ chín ở trong đất.
Quả là một giáp không khai, đài 3-5cm, có bướu, 2-3 chỗ thắt lại. Những chỗ bướu chứa hạt, thường một quả có 2, 3, 4 hạt.Thành quả cứng, màu vàng, có sơ và thớ nổi lên. Vì quả lạc à dưới đất lên nhân dân ta vẫn gọi là củ lạc.
Nhiều tỉnh đồng bằng và (trung du nước ta đều có trồng lạc, chủ yếu dùng làm thực phẩm, một số ít làm thuốc và dùng trong công nghiệp.
Theo y học cổ truyền
Lạc có vị ngọt, bùi, béo, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng.
Bài thuốc sử dụng lạc
Chữa đau họng do lạnh
Lạc nhân cả vỏ lụa 100g cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, cách ngày ăn ngày 1 lần, ăn liên tục 10 ngày. Cần giữ ấm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Chữa khàn tiếng
Lạc nhân (để cả màng mỏng ngoài nhân) 100g, nấu ăn trong ngày hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng.
Chữa phụ nữ bị hư lao, ho lâu
Dây lạc phơi khô sắc với bột lộc giác sương (Bã gạc hươu), uống mỗi lần 4g vào buổi sáng.
Chữa tiểu ra máu, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng
Lạc nhân (cả vỏ lụa) 30g, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) 30g, táo đỏ 30g; đường đỏ vừa đủ, thêm nước hầm nhừ, ngày ăn 2 lần/ ngày, ăn liên tục 7-10 ngày.
Chữa loét dạ dày và hành tá tràng
Lạc nhân 100g, thịt lợn nạc 100g, nấu thành canh. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, 30 phút sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục 10-15 ngày là 1 liệu trình.
Chữa thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém
Lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.
Chữa thiếu máu do huyết hư
Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.
Chữa mất ngủ
Rễ cây lạc tươi 30g, rửa sạch, bỏ trong ấm nước, dùng 150ml nước sôi để hãm, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ uống sạch, thường dùng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả, sau khi đạt yêu cầu, liên tục dùng thêm 10 ngày càng hiệu quả.
Chữa di tinh
Vỏ bọc ngoài nhân lạc 6 g, nấu lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Trị đau dạ dày, tá tràng
Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.
Trị chảy máu ngoài da
Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.
Trị chảy máu cam
Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.
Trị tăng huyết áp
Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ ngập nước sắc kỹ, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.
Hỗ trợ bổ khí dưỡng huyết
Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.
Giúp bổ khí huyết, thông sữa
100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.
Chữa phù thũng 2 chân
Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.
Những người không nên ăn lạc
Lạc có lượng đường, chất béo lớn nên người bị bệnh đái tháo đường, mỡ máu ăn vào sẽ làm bệnh nặng lên.
Hàm lượng chất béo trong lạc làm giảm bài tiết acid uric, khiến bệnh Gout (gút) nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng với lạc không nên ăn.
Người bị bệnh tiêu chảy, sợ lạnh, gặp lạnh đau bụng, vừa cắt túi mật không nên dùng do lạc có tính hàn, chứa nhiều acid béo nên khi cắt túi mật thiếu men tiêu hóa dẫn tới đầy bụng, chậm tiêu.
Lạc kỵ với dưa chuột và cua...
Cây gắm - Vị thuốc quý cho xương khớp và nhiều bệnh khác |
Cây hoa dẻ - Loài hoa dân dã và những công dụng tuyệt vời |
Hồng hoa - Vị thuốc quý trong y học cổ truyền |