Công dụng ít người biết về hoa sữa Cây gắm - Vị thuốc quý cho xương khớp và nhiều bệnh khác Cây hoa dẻ - Loài hoa dân dã và những công dụng tuyệt vời |
Đặc điểm của hồng hoa
Hồng hoa còn hay gọi với tên khác như là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, kết hồng hoa, mạt trích hoa...Có tên khoa học là Carthamus tinctorius L, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
![]() |
Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng chừng 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn.
Lá mọc so le, không cuống, hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, dài 4-9 cm, rộng 1-3 cm, gốc tròn ôm lấy thân, đầu nhọn sắc, mép có răng không đều, dạng gai nhọn sắc, hai mặt màu xanh lục sẫm, gân giữa lồi ở mặt sau.
Hoa hồng hoa mọc ở ngọn thân, bao ngoài là lá, mép có gai, những lá bên trong nhỏ hơn hình trứng, hoa màu đỏ thẫm nằm dính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy, nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy, mào lông không thấy có.
Quả nhỏ, không quá to, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả vào tháng 9-10.
Hồng hoa được trồng rộng rãi ỏ nhiều nơi thuộc Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, vùng Capcase thuộc Liên Xô cũ. Gần đây, cây được du nhập sang Mỹ, Australia và một số nước châu Á.
Chi Carthamus L. có khoảng 35 loài trên thế giới, phân bố khắp châu Á, châu Phi và vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Hồng hoa chỉ thấy trong trồng trọt, có tài liệu cho rằng nó có nguồn gốc từ loài Carthamus lanatus L. hay C.oxyacantha Bieb. ở vùng núi Abyssnia và Afghanistan.
![]() |
Thành phần hóa học
Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglycon gồm 2 đơn vị carthamin và isocart hamidin. Ngoài carthamin còn có sắc tố màu vàng như là safflor yellow A, sailor yellow B và salomon A.
Hạt chứa serotonin, N-feruloyl tryptamine và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, hồng hoa còn có polysaccharide và rất nhiều chất khác.
Theo y học cổ truyền
Hồng hoa có vị cay, tính ấm, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng thông kinh, phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết (tùy theo có tẩm rượu hay không). Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng.
Bài thuốc sử dụng hồng hoa
Trị đau bụng kinh
Hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống, trước khi thấy kinh.
Hoặc dùng 3 chỉ hồng hoa, 200ml rượu trắng. Cho dược liệu vào nồi và sắc chung với rượu trên lửa nhỏ. Đến khi lượng rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống/ngày.
Trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh
Hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g. Các vị ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 - 30 phút.
Kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ
Gạo nếp 100g, hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo. Khi chín cho thuốc vào, nấu vừa ăn. Ăn khi đói.
Trị kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm màu, có huyết khối
Hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi chín cho nước thuốc vào, nấu vừa ăn. Ngày ăn 1 lần khi đói. Ăn trước kỳ kinh.
Chữa đại tiểu tiện không thông ở phụ nữ đẻ
Hồng hoa, hạt hướng dương, hoạt thạch, hạt cau, đều bằng nhau, tán nhỏ, uống lúc đói với rượu.
Dùng cho người huyết hư thiếu máu
Hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, nấu chín, vớt bỏ gói bã thuốc, thêm muối và chút gia vị. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 10 ngày.
Chữa suy tim
Hồng hoa 12g; đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 20g; thục địa, phục linh, đan sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g; xuyên khung, đương quy, bạch thược, ngưu tất, mỗi vị 12g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan mạn tính
Hồng hoa 8g; bạch thược, xuyên khung, đan sâm, mỗi vị 12g; đương quy, đào nhân, diên hổ sách, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa lao phổi lâu ngày với sốt hoặc sốt nhẹ và ho ra máu
Hồng hoa 3g, bạch cập 15g, vỏ rễ dâu 9g, tri mẫu 9g, sinh địa 9g, hạt mơ 9g, bạch thược 9g, a giao 9g, bối mẫu 6g, cam thảo 3g, lòng trắng trứng gà 2 cái. Sắc với 800 ml nước, còn 200 ml, uống làm một lần. Dùng trong 10 ngày, sau đó nghỉ 7 ngàv, rồi lại uống tiếp đợt khác. Dùng 3-4 đợt như trên.
Dưỡng huyết
Hồng hoa cân 2g, sắc uống.
![]() |
Ứ máu, thông kinh
Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.
Lưu ý khi sử dụng hồng hoa
Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt nhiều không được dùng hồng hoa.
Người có huyết áp cao cũng không nên dùng vị thuốc Hồng hoa.
Không nên dùng liều lượng nhiều vì có thể gây phá huyết, tiêu huyết gây nguy hiểm.
Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.
Để đảm bảo sức khỏe và phát huy công dụng của các bài thuốc từ Hồng hoa bạn nên gặp và tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
![]() |
![]() |
![]() |