Tác dụng của cây hàm ếch Huyền sâm - dược liệu quý trong Đông y Cây phù dung: Loài hoa đẹp, vị thuốc quý |
Đặc điểm của hoa sữa
Hoa sữa có tên gọi khác là cây sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Tên khoa học là Alstonia Scholaris, thuộc họ Trúc đào (danh pháp khoa học: Apocynaceae).
![]() |
Hoa sữa là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình từ 15 – 30m. Thân cây tròn, thẳng, vỏ ngoài có màu nâu, nứt nẻ và bên trong chứa nhiều nhựa trắng.
Vỏ hoa sữa nứt nẻ, màu xám, có nhựa mà trắng rất dính. Cây phân nhánh nhiều trên cao, các cành mọc khúc khủy và đan xen vào nhau mọc vòng tròn xung quanh thân bởi thế cây cho tán khá rộng và dày đường kính tán khoảng từ 5-10m.
Lá mọc tập trung ở đầu cành, mỗi đốt cành gồm từ 5-8 lá mọc tròn với nhau. Lá cây lớn, chiều dài trung bình từ 9-20cm. Phiến lá dày có hình bầu dục, mặt trên của lá xanh bóng, nhưng mặt dưới lại có màu xám, mép lá nguyên, trơn.
Hoa mọc thành từng cụm, thường mọc ở đầu cành, hoa màu trắng hoặc xanh nhạt và có mùi thơm đặc trưng. Mùi hoa sữa nghe thoang thoảng có cảm giác dễ chịu nhưng khi đứng gần, mùi hoa có thể xộc vào mũi và gây khó chịu với những người có cơ địa nhạy cảm.
Quả hoa sữa thường mọc theo từng cặp có thể lơi cong hoặc hơi lượn sóng, chiều dài trung bình từ 30-60cm, bên trong chứa rất nhiều hạt. Mỗi hạt lại có lông mao ở hai đầu. Cây hoa sữa thường ra hoa vào tháng 8 – 12.
Cây hoa sữa được trồng làm cảnh quan đường phố nhiều bởi đặc tính dễ trồng và chăm sóc. Cây có tán lá rộng và dày nên thích hợp trồng làm cây bóng mát, chủ yếu tại công viên, sân trường, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo những con phố…không chỉ thế cây có hoa đẹp nên cũng được trồng trang trí cho khi nghỉ dưỡng, biệt thự sân vườn…
![]() |
Hoa sữa là nét đặc trưng không thể thiếu của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ chẳng có loài hoa nào lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều như loài hoa này, nhất là vào khoảng tháng 9, 10, thời điểm hoa nở rộ.
Có không ít người yêu thích hương hoa sữa, nhưng cũng có nhiều người nếu ngửi thấy mùi hương này lại có cảm giác đau đầu, khó chịu... điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ.
Về vấn đề này, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từng chia sẻ với báo chí: Mùi hương nồng nàn của loại hoa này đã mang đến một số phiền toái. Một số người khi hít phải phấn hoa sữa xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi thành tràng… Đây chính là tình trạng dị ứng với phấn hoa của cây hoa sữa.
Thực chất, mùi của loài hoa này không phải yếu tố gây dị ứng, mà "phấn hấn hoa sữa mới chính là nguyên nhân gây lên bệnh dị ứng. Khi hít phải các hạt phấn này, tại mũi, họng, mắt của người bệnh sẽ sinh ra các phản ứng viêm, dị ứng gây xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng.
Mặc dù các triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng khi số lượng phấn hoa bạn hít phải càng nhiều thì các biểu hiện dị ứng càng trầm trọng hơn. Một số người dị ứng nặng có thể xuất hiện khó thở và cần được can thiệp y tế, đặc biệt ở những người có tiền sử hen phế quản dị ứng.
Tuy nhiên, nhìn ở mặt tích cực, hoa sữa thực chất cũng có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Vỏ cây sữa được sử dụng để làm thuốc.
Vỏ cây được thu hái quanh năm nhưng thời điểm vỏ có phẩm chất tốt nhất là vào mùa xuân hạ. Vì lúc này cây chưa ra hoa và quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều ở vỏ. Sau khi hái vỏ về, đem cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài rồi phơi/ sấy khô để dùng dần.
Thành phần hóa học
Vỏ cây sữa chứa một số thành phần hóa học như sau: Echitenin, Ditamin,…
Theo y học cổ truyền
Dược liệu có vị đắng, tính mát. Quy vào kinh Phế và Can. Tác dụng tiêu tích, trừ đờm, giải độc, bình suyễn, chỉ khát, kiện vị và phát hãn và thông kinh. Chủ trị rối loạn kinh nguyệt, làm thuốc bồi bổ sức khỏe, trị sốt rét cấp và mãn tính, lở ngứa ngoài da, sốt cao, thiếu máu, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữa
Trị chứng thiếu máu và buồn nôn do thực hiện hóa trị liệu
Lá sữa 20g đem sao vàng, sắc lấy nước uống.
Chữa đau răng
Lấy 1 ít vỏ hoa sữa sắc đặc và dùng để ngâm, súc miệng.
Trị chứng bạch huyết cấp gây ho hen
Anh túc xác 6g, ngũ vị tử, vỏ sữa và tử thảo mỗi vị 15g. Sắc lấy nước ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành nhiều lần dùng.
![]() |
Rượu vỏ cây hoa sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa
Vỏ cây sữa (tán nhỏ) 75g và rượu 30 – 35 độ khoảng 500ml. Đem ngâm trong vòng 7 ngày, sau đó lọc bỏ bã và thêm rượu vào sao cho đủ 500ml. Mỗi ngày dùng 20ml trước bữa ăn chính 15 phút, ngày dùng 2 lần.
Trị ăn kém, người gầy và có tạng nhiệt
Bột từ vỏ cây sữa, dùng 1 – 3g bột uống cùng với nước nóng.
Cao lỏng từ vỏ cây sữa
Bột từ vỏ cây sữa và cồn 60 độ đem ngâm dược liệu trong cồn trong vòng 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều để tránh đọng thuốc ở bên dưới chai. Sau đó thêm cồn vào (bằng lượng của vỏ cây sữa) rồi chế thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0.5 – 1.5g.
![]() |
![]() |
![]() |