Rau bò khai, vị thuốc quý tốt cho sức khỏe Tầm gửi gạo là loại dược liệu quý Cây quả nổ - vị thuốc đông y quý nhưng không hiếm |
Đặc điểm của cây trâm bầu
Cây trâm bầu còn có tên gọi khác là săng kê, chưng bầu, chưn bầu, tim bầu, song re. Cây có tên khoa học là Combretum qualrangulare, thuộc họ Bàng (danh pháp khoa học: Combretaceae).
![]() |
Trâm bầu là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2 – 10m, một số cây phát triển trong điều kiện lý tưởng có thể cao đến 12m. Thân có nhiều cành ngắn, cành non có 4 cạnh và mép có rìa mỏng.
Lá trâm bầu mọc đối xứng, cuống lá ngắn, lá có hình trứng dài, chóp lá tù hoặc hơi nhọn và có gốc thuôn. Trên hai mặt lá đều có lông, mặt trên lá có lông nhiều hơn mặt dưới, chiều dài lá khoảng 1 – 7.5cm, chiều rộng khoảng 1.5 – 4cm hoặc to hơn.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ màu vàng, thường mọc ở đầu cành hoặc ở nách lá.
Quả lớn, màu xanh, có 4 cánh mỏng, bên trong chứa nhiều hạt hình thoi. Cây trâm bầu thường ra hoa và quả vào tháng 9 – 11 hàng năm.
Lá và rễ được thu hái quanh năm. Quả và hạt được thu hái vào tháng 1 – 2 hằng năm. Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Lá, rễ và hạt của cây trâm bầu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận của cây có công dụng chữa bệnh khác nhau như:
Phần hạt và rễ trâm bầu được dùng làm thuốc tẩy giun kim, giun đũa.
Phần lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.
Nước sắc từ hạt trâm bầu được sử dụng trên sán lợn, giun đất.
Lá trâm bầu phơi khô, sử dụng kết hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan.
![]() |
Rễ trâm bầu được dùng để chữa vết thương và lá được dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, giúp giảm đau.
Trâm bầu là một loại cây mọc hoang phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt là các con kênh ven miền Tây. Đây là một loại cây có sức sống dẻo dai và phát triển rất nhanh. Hiện nay cũng có nhiều nơi đã trồng trâm bầu làm dược liệu.
Thành phần hóa học: Theo kết quả phân thích, hạt của cây trầm bầu có chứa acid oxalic tự do, oxalate calcium, acid béo, tannin, dầu béo 12%. Ngoài ra khi phân tích acid béo người ta nhận thấy hạt chứa acid linoleic 2.31% và acid palmitic 5.91%.
Công dụng của cây trâm bầu
Cây trâm bầu là loài thực vật rất quen thuộc với người dân Nam bộ nước ta. Thậm chí, trâm bầu đã được các nghệ sĩ đưa vào bao lời thơ, ý nhạc. Trâm bầu thường mọc hoang ở ven kênh rạch. Trước đây, nó được sử dụng làm bài thuốc trị giun hiệu quả. Nhưng ngày nay, y học hiện đại còn khám phá ra nhiều công dụng hơn nữa của cây thuốc này.
Công dụng lợi mật
Nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, đồng thời kích thích ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Tốt cho tim mạch
Các nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy tác dụng giúp giảm mỡ máu nên tốt cho huyết áp và tim mạch. Polyphenol, axit gallic là những hoạt chất có tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có tác dụng trợ tim.
![]() |
Công dụng lợi tiểu
Nước sắc từ lá trâm bầu cũng có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua được tiểu tiện. Tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tác dụng phụ.
Hỗ trợ điều trị bệnh HIV
Công dụng này của cây trâm bầu khiến giới y học kinh ngạc. Các nhà khoa học tìm thấy trong trâm bầu chất có thể ức chế loại enzyme quan trọng trong quá trình virus HIV-1 nhân đôi. Nhờ đó, trâm bầu hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân nhiễm HIV trong việc điều trị bệnh.
Hạt trâm bầu có tính kháng khuẩn mạnh và đặc biệt hiệu quả với những loại trực khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn âm đạo, cầu khuẩn gram dương và một số loại vi sinh kháng thuốc kháng sinh.
Ngăn ngừa và hỗ trợ các tế bào ung thư phát triển
Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Pettit giám đốc viện nghiên cứu ung thư tại Mỹ đã cho thấy chất combretastatin trong vỏ cây trâm bầu khi được chuyển sang dạng phosphate, chất này khi hòa tan trong nước đem bào chế dưới dạng thuốc viên và khi dùng chung với một số chất kháng ung thư như carboplatin, cisplatin, vinblastine phối hợp với hóa trị thì có thể tiêu diệt được 95% các tế bào ung thư. Ngoài ra chất combretastatin giúp ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến tế bào ung thư, làm cho chúng không thể phát triển được.
Các nhà khoa học cũng tìm ra công dụng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâm bầu
Chữa giun kim và giun đũa
Hạt trâm bầu và chuối chín đem nướng hạt trầu bài rồi kẹp trong chuối chín rồi nhai nuốt. Trẻ em dùng từ 7 – 14g (khoảng 5 – 10 hạt), người lớn dùng 14 – 20g (khoảng 10 – 15 hạt).
![]() |
Trà trâm bầu giúp nhuận gan
Hạt trâm bầu 20 – 30g dùng nấu nước uống và dùng như trà trong ngày.
Chữa nước ăn chân
Dùng 100g lá trâm bầu, 100g lá phèn đen, 100g lá móng tay, 100g lá bạch hạ giã nhuyễn rồi ngâm cùng 100ml rượu trắng. Sau đó dùng nước rượu ngâm này bôi lên chỗ ăn chân ngày 2 - 3 lần sẽ rất nhanh khỏi. Khi dùng không hết bạn có thể đậy kín nắp chai rượu ngâm và để dùng dần. Đây là cách trị nước ăn chân tại nhà vô cùng hiệu quả.
Thuốc tẩy giun từ trâm bầu và lá mơ
Bột nếp 100g, bột từ hạt trâm bầu và lá mơ mỗi thứ 50g đem tán bột dược liệu rồi trộn đều với bột nếp với một ít nước. Sau đó vo bột thành viên và hấp cách thủy cho chín.
Mỗi sáng sau khi thức dậy, ăn một lượng vừa phải đồng thời không ăn thêm thực phẩm khác cho đến trưa. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn giun ở trong đường ruột.
Trị cổ trướng và xơ gan
Lá cối xay, lá trâm bầu, vỏ cây vọng cách và vỏ cây quao nước mỗi thứ 50g, quả dứa dại và thân cây ráy gai mỗi thứ 200g dùng sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng cây trâm bầu làm thuốc
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng các bài thuốc từ trâm bầu.
Không nên dùng các bài thuốc trâm bầu kết hợp với các bài thuốc tây chữa tăng men gan, thuốc lợi tiểu, thuốc trị giun khác.
Trong thành phần hạt trâm bầu có chất oxalate calcium gây nấc cụt sau khi uống. Phản ứng này sẽ tự hết mà không cần chữa trị.
Trong dân gian còn có cây bạc thau, là loại thân dây leo cũng được gọi là cây trâm bầu. Loài này có hoa màu tím hồng, thường trồng làm cảnh. Trước khi dùng bạn nên hết sức lưu ý tránh nhầm lẫn giữa hai loài thực vật.
Cây trâm bầu là một loài thực vật có tác dụng trị bệnh, trị giun. Dù có nhiều công dụng và những công dụng này cũng được khoa học hiện đại công nhận, nhưng trước khi sử dụng bạn nên có sự tư vấn của thầy thuốc.
![]() |
![]() |
![]() |