Trái quách vừa là đặc sản, vừa là vị thuốc quý Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều? Cây sâm đất – loại thảo dược ''quý như vàng'' nhiều người chưa biết |
Đặc điểm của rau bò khai
Rau bò khai là một loại rau rừng xuất hiện nhiều ở miền núi phía Bắc. Rau này còn có tên gọi là rau khau hương, rau bồ khai, rau phắc hiển, rau hiến, rau lòng châu sói.
Thân cây nhỏ có thể dài tới 5-6m, thân có tua cuốn trông giống với dây su su, nhưng mảnh mai và giòn hơn. Thân cây giòn, nhỏ, nhiều đốt, dễ gãy, bám vào thân cây gỗ để lên cao.
Lá màu xanh non tơ, hình dáng hao hao giống hình trái tim, lá cây nhỏ hơn lá su su, cuống lá dài khoảng 3–10 cm.
Hoa mọc theo cụm, cuống cụm tầm 4 – 10 cm, cuống hoa dài từ 2–5 mm. Cánh hoa dài khoảng 2mm và màu trắng.
Quả hạch, hạt màu xanh, đài hoa ở đỉnh. Rau bò khai thường mọc ở rừng ven sông hoặc rừng bãi bồi với độ cao khoảng 1500 m.
Chúng mọc tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Ấn độ, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Indonesia, Myanma, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam.
Ở Việt Nam, rau bò khai là loại rau rừng mọc dại trên rừng, sau đó được “thuần hóa” trở thành nông sản hàng hóa của địa phương và dần dần được nhân giống ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,…
Hiện rau bồ khai đang trở thành món ăn đặc sản miền núi phía bắc, được nhiều du khách tìm kiếm để trải nghiệm, ngoài ra loại rau này cũng đang bán ở các cửa hàng nông sản trên cả nước.
Điểm đáng chú ý nhất của loại rau này chính là mùi hơi... khai. Vì vậy, khi chế biến món ăn, người ta sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi khai. Mặc dù vậy thì khi ăn vẫn không thể tránh khỏi được việc có chút mùi nhẹ.
Từ xa xưa, cây rau bò khai trừ được dùng trong ẩm thực còn được sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh như: sỏi thận, viêm gan do siêu vi. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần sắc lá, cành, thân với nước và uống. Có thể sử dụng rau bò khai khô hoặc rau bò khai tươi đề hiệu quả.
Rau bò khai có tác dụng phục hồi sức khỏe với những người suy nhược cơ thể, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Chỉ cần ăn canh rau bò khai hoặc dùng cây bò khai sắc lấy nước uống là sẽ cải thiện được tình trạng trên. Theo kinh nghiệm từ xưa, rau bò khai còn nguyên mùi vị sẽ có tác dụng chữa bệnh tốt hơn rất nhiều.
Thành phần hóa học: Rau bò khai sở hữu hàm lượng dinh dưỡng có ích cho sức khỏe của con người. Trong 100gr rau thì người ta nghiên cứu có chứa đến 60 mgr vitamin C, 78.8gr nước, 138 mgr calci, 6gr protein, 7.7gr chất xơ, 40.7mg photpho, …
Tác dụng của rau bò khai
Làm tan sỏi thận
Người dân vùng núi Tây Bắc thường sử dụng cành lá và thân cây bò khai để sắc và lấy phần nước uống. Theo kinh nghiệm thì thức uống này giúp chữa viêm gan siêu vi cho trẻ em và phụ nữ. Hơn nữa, dùng đều đặn loại nước này cũng giúp tán sỏi thận, nên rất tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận.
Chữa tê thấp và sốt
Người ta thường sử dụng phần thân cành tươi của rau bò khai để chữa sốt và bị tê thấp. Theo đó, lá và ngọn của rau dùng để ăn, phần cành dùng để băm thành đoạn tầm 2 đến 3cm và phơi khô để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Theo đó, nếu dùng để hạ sốt cho phụ nữ và trẻ em thì đun sôi cây bò khai với nước. Hoặc sử dụng nước cây bò khai để uống trong mùa lạnh hỗ trợ chữa tê thấp và hạ sốt trong mùa nóng. Đối với nam giới thì dùng để ngâm rượu uống. Ngoài ra, loại rau này còn mang đến hiệu quả chữa phù thận, đái vàng, đái dắt…
Hỗ trợ chữa chứng mệt mỏi và chán ăn
Khi làm việc quá sức, bị chán ăn và ăn không ngon miệng, bạn hãy nấu và thưởng thức một bát canh rau bò khai nhé. Loại rau này sẽ giúp bồi bổ cơ thể rất tốt,
Loại rau này cũng bồi bổ cơ thể rất tốt. Do đó, nếu như bạn bạn không có rau tươi để sử dụng thì có thể dùng cây rau để phơi và đun nướng uống, giúp tăng cường sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng rau bò khai
Các tác dụng của rau bò khai đối với sức khỏe đều dựa theo kinh nghiệm dân gian. Chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh được tác dụng chữa bệnh rõ ràng của rau bò khai đối với các bệnh lí trên do đó không nên uống nước cây rau bò khai thay luôn nước lọc trong thời gian dài.
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng dược liệu này làm thuốc chữa bệnh.