Rau lang: Món ăn dân dã đem lại nhiều công dụng cho sức khoẻ Loài hoa vừa đẹp vừa ngon, giúp thanh nhiệt giải độc, là đặc sản miền Tây Những loại thực phẩm màu tím vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ |
Khi thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng suy giảm khiến chúng ta dễ nhiễm các bệnh liên quan tới vi khuẩn. Do vậy, khi mắc bệnh người dân cần phải dùng đến các loại kháng sinh để đẩy lùi bệnh.
Ngoài các loại thuốc kháng sinh của Tây y, Đông y cũng có nhiều loại thảo dược có tác dụng kháng sinh và đem lại hiệu quả rất tốt trong điều trị.
Thuốc kháng sinh tự nhiên là những chất có nguồn gốc từ thực vật với khả năng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh tự nhiên được xem là giải pháp an toàn trong việc giảm đề kháng kháng sinh cho cơ thể.
Các loại thực phẩm thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày có vai trò như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên bạn nên biết gồm:
Cây cỏ hôi (cây cứt lợn)
Ngoài tên gọi cây cứt lợn chúng còn có tên gọi khác là cây hoa cứt lợn, cây hoa ngũ vị, hoa ngũ sắc, cỏ hôi, cây bù xít, là loại cây thuộc họ nhà Cúc. Loài cây này thường được dùng phổ biến như một loài cây thuốc.
Cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi và tất cả các mùa trong năm. Chúng có sức sống rất dẻo dai và thích nghi tốt với mọi loại đất.
Chúng có vị hơi đắng, tính hàn vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu hiệu quả. Lá khi vò có mùi hôi có tác dụng gây nôn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cây cỏ hôi chứa chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra cây chứa tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.
Mọi người có thể dùng cây cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 - 3 giọt, ngày dùng 2 lần để điều trị viêm mũi, viêm xoang.
Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày.
Bèo tây
Bèo tây còn được gọi là lục bình, thường được dùng làm thức ăn cho động vật nuôi.
Bèo tây là loại thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi ở nước hoặc những nơi ẩm ướt. Cây mọc cao khoảng 30 cm. Lá cây có màu xanh lục, hình tròn, bề mặt nhẵn. Gân lá có hình cung dài, hẹp. Lá thường cuốn vào nhau như những cánh hoa, cuống lá nở phình như bong bóng xốp ruột.
Hoa bèo tây thường không đều, có màu xanh tím. Cánh hoa trên thường có một đốm vàng 6 nhị, trong đó có 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô đựng nhiều noãn và quả nang. Rễ bèo tây dài 1 m, trông như lông vũ sắc, đen và buông rủ xuống nước.
Bèo tây vốn sinh sản rất nhanh, đặc biệt ở những vùng sông nước. Do đó, sau khi vào nước ta, cây phát triển ở khắp mọi nơi.
Ở dạng tự nhiên, loại bèo này có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng (như chì, thủy ngân và strontium) và vì thế có thể dùng để khử trừ ô nhiễm môi trường.
Thành phần hóa học của thân lục bình gồm (tính theo %) nước 92,3, protein 0,8, lipid 0,3, cellulose 1,4, dẫn xuất không protein 5,08 và khoáng toàn phần 1,4 (trong đó calcium 0,15 g, phosphor 0,03 g)…
Theo y học cổ truyền, bèo tây có tính mát và vị nhạt, dược liệu này được biết đến với đặc tính chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho đàm, ho gió và điều trị mụn nhọt.
Kinh giới
Cây kinh giới có tác dụng như thuốc kháng sinh mạnh, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Kinh giới được sử dụng để điều trị viêm xoang mạn tính, nhiễm trùng miệng, răng, lợi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm nấm và các vấn đề về tiêu hóa.
Rau kinh giới còn có tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới hoặc bạch tô. Nó cũng có tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và có nguồn gốc từ châu Á.
Cây kinh giới chứa hợp chất carvacrol và thymol có thể tiêu diệt tác nhân gây nên bệnh cúm. Cũng vì điều này mà loại cây này thường được dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng cúm như cảm lạnh, sốt, đau nhức cơ thể,… Nếu phát hiện triệu chứng cảm cúm có thể nấu cháo trắng và kinh giới, thêm chút hành lá rồi ăn lúc nóng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Kinh giới thường mọc ở những địa hình nhiều nắng như khu vực có đồi núi, đất bỏ hoang, bờ sông suối hoặc trong rừng. Ngày nay, phần lớn rau kinh giới được tìm thấy ở Ấn Độ, Đông Á và châu Âu, trong đó có Việt Nam.
Cây kinh giới có thân mọc thẳng, hình vuông với chiều cao từ 30 - 50cm. Hoa kinh giới nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ỏ đầu cành. Toàn thân cây (kể cả lá) đều có hương thơm, vị cay hơi nhẵn đắng. Phiến lá dài, thuôn nhọn có hình răng cưa và có cuống.
Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu, đau mình ê ẩm không có mồ hôi: Kinh giới (hoa, cành, lá) 20g. Sắc lấy nước uống, cho bệnh nhân uống 1 lần lúc thuốc còn nóng, sau đó cho thêm: lá bưởi 8g, cúc tần 6g, ổi 4g và 3 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông. Sau khi xông, đắp chăn kín cho cơ thể ra mồ hôi.
Chữa cảm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống 10g, hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.
Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ rây bột mịn trộn với mật làm viên, ngậm làm nhiều lần trong ngày.
Loài hoa vừa đẹp vừa ngon, giúp thanh nhiệt giải độc, là đặc sản miền Tây |
Loại lá gia vị chợ Việt bán rẻ bèo, xuất sang Nhật 700 đồng một lá |
Những loại thực phẩm màu tím vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ |