Hoa điên điển là hoa gì?
Cây hoa điên điển hay còn có tên gọi khác là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên, điền thanh thân tia, Sesban-River Bean, tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Đây là loại loại cây thân gỗ, hoa có màu vàng, sống chủ yếu ở vùng ngập nước theo mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long (Đồng bằng Nam bộ) nước ta. Do mọc ở vị trí đặc biệt, cây dễ thích nghi với môi trường và có sức sống mãnh liệt.
Cây điên điển cao khoảng từ 1-4m, thân cây có màu xanh sọc tím, tròn và bóng. Ngoài ra, rễ cây ăn sâu khoảng 60-70cm. Hoa có màu vàng, mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 8-10 bông hoa to. Bên cạnh đó, quả đậu thõng xuống có chiều dài khoảng 20-30cm, màu nâu bóng. Đồng thời, khi trái đậu này chín, hạt rớt xuống bùn, đất và sẽ nảy mầm cho ra cây mới vào mùa nước nổi năm sau.
Mỗi năm, vào mùa lũ, hoa điên điển bắt đầu xuất hiện, kéo dài tầm 3-4 tháng. Lúc này, người dân nơi đây chèo xuồng đi hái làm rau ăn hoặc bán với giá 50 - 60 ngàn đồng/kg. Đến khoảng tháng 11 âm lịch, lũ dần rút cũng là lúc hoa bắt đầu tàn.
Công dụng của hoa điên điển đối với sức khỏe của con người
Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - Cơ sở 3, bộ phận dùng được của cây điên điển là hoa, lá và hạt. Trong đó, hoa điên điển không chỉ dùng để làm thuốc chữa bệnh mà chủ yếu dùng trong ẩm thực với các món ăn như: điên điển xào trứng, muối chua, trộn với dừa nạo và làm bánh khọt…
Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó chủ tịch Hội đông y - Hội châm cứu tỉnh Cà Mau, hoa điên điển được người dân Nam Bộ thường dùng làm các món gỏi, xào với tôm, thịt, tép hoặc thịt bằm và làm nhân bánh xèo. Ngoài ra, nó còn được chế biến thành các món đặc sản như nấu canh chua, lẩu chua với cá rô đồng, cá lóc, cá linh...
Những món ăn từ hoa điên điển thường ngon miệng, tốt cho người nóng bứt rứt, khó ngủ, táo bón, dễ bị mụn nhọt. Ngoài ra, nó giúp kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, giải độc, có ích cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, nhất là những người bị tiểu đường…
Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - Cơ sở 3, bộ phận dùng được của cây điên điển là hoa, lá và hạt. Trong đó, hoa điên điển không chỉ dùng để làm thuốc chữa bệnh mà chủ yếu dùng trong ẩm thực với các món ăn như: điên điển xào trứng, muối chua, trộn với dừa nạo và làm bánh khọt…
Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó chủ tịch Hội đông y - Hội châm cứu tỉnh Cà Mau, hoa điên điển được người dân Nam Bộ thường dùng làm các món gỏi, xào với tôm, thịt, tép hoặc thịt bằm và làm nhân bánh xèo. Ngoài ra, nó còn được chế biến thành các món đặc sản như nấu canh chua, lẩu chua với cá rô đồng, cá lóc, cá linh...
Những món ăn từ hoa điên điển thường ngon miệng, tốt cho người nóng bứt rứt, khó ngủ, táo bón, dễ bị mụn nhọt. Ngoài ra, nó giúp kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, giải độc, có ích cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, nhất là những người bị tiểu đường…
Các bài thuốc từ điên điển
Theo các bác sĩ, trong đông y, hoa, lá và hạt của điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận trường… dùng trong các trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mất ngủ, mụn nhọt, táo bón, ăn uống kém.Trong đó, nước cốt từ lá điên điển có tính tẩy nên được dùng để uống giúp xổ giun. Ngoài ra, nó còn được dùng ngoài da với công dụng giảm đau, chống viêm, làm dịu da viêm nhiễm, mụn nhọt và áp xe.
Hạt điên điển được dùng trong trường hợp da bị ngứa ngáy, viêm tấy bằng cách giã nát rồi trộn với bột gạo và đắp lên. Nước sắc từ hạt điên điển có tác dụng điều kinh, giảm tiêu chảy và làm săn da.
“Nhựa điên điển có màu trắng, dùng điều trị giời leo. Lấy nhựa từ đọt điên điển non tra vào vết giời leo và để khô tự nhiên, khi thấy khô thì tra tiếp nhựa khác lên, chỉ vài lần như thế là khỏi. Lưu ý, để thực hiện cách trị bệnh này thì nên hái điên điển vào buổi sáng sớm để được nhiều nhựa”, lương y Nguyễn Kỳ Nam chia sẻ.
Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, rễ cây điên điển được dùng trong trường hợp bị mụn nhọt, áp xe hoặc bọ cạp cắn bằng cách rửa sạch, giã nát và đắp lên.
Hoa điên điển là thực phẩm giàu folate, đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi và có lợi cho phụ nữ mang thai.
Các bác sĩ cho biết, từ lâu, người dân Nam Bộ đã dùng hoa điên điển để làm thuốc bổ tim, bằng cách, dùng hoa bỏ cuống, chưng cách thủy với đường phèn. Mỗi ngày ăn 100-200 gam liên tục trong nhiều ngày sẽ rất tốt.
Với những người bị mụn nhọt có thể dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng. Dùng 12 - 16 g hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.
Dù điên điển tốt, nhưng các bác sĩ lưu ý, lá cây điên điển được biết đến với công dụng ngừa thai và hạt điên điển cũng cho thấy hoạt tính diệt tinh trùng. Vì vậy, cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi uống.
Hạt điên điển tươi có độc. Vì vậy, muốn sử dụng hạt, cần ngâm hạt trong ba ngày mới nấu chín.
Những món ăn ngon từ bông điên điển
Canh chua bông điên điển
Canh chua miền Tây rất phong phú với nhiều nguyên liệu kết hợp nào là: rau muống, ngó sen, bạc hà, măng chua… Nhưng chiếm được nhiều sự ưu ái nhất có lẽ là bông điên điển. Với mùi thơm nhẹ đan xen vị bùi bùi ngọt ngọt, loại thực vật này sẽ khiến người ta mê mẩn ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Món canh chua sẽ bung tỏa trọn vẹn hương vị khi bông điên điển “kết đôi” cùng cá lóc hoặc cá linh. Thịt cá ngọt, thêm chút bùi bùi góp vị từ bông điên điển, có thể nói hai nguyên liệu này cứ như “một cặp bài trùng” khiến thực khách nhung nhớ hoài. Màu vàng tươi của hoa càng làm cho món ăn đặc sắc hơn bao giờ hết. Canh nong nóng chua ngọt cân bằng ăn cùng với cơm là ngon hết sẩy.
Bông điên điển xào
Với những ai muốn thưởng thức hương vị thanh đạm hơn thì điên điển xào tỏi sẽ là món ngon hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Chẳng cầu kì gia vị hay nguyên liệu phụ kèm, điên điển xào mang trong mình chút vị đắng cùng mùi hương lan tỏa lôi cuốn vị giác đến lạ.
Sau khi ăn, vị ngọt dịu từ bông điên điển sẽ cứ vương vấn ở cổ họng làm người ta chỉ muốn ăn mãi không thôi. Nếu muốn tăng thêm vị ngọt, bạn có thể thêm hẹ và giá đỗ để đĩa rau xào trông hấp dẫn, giòn và mọng nước hơn.
Gỏi bông điên điển
Với vị ngọt và độ giòn tự nhiên, bông điên điển còn được tận dụng để làm các món khai vị thơm ngon hấp dẫn, đặc biệt phải kể đến là món gỏi. Các nguyên liệu thường được dùng để trộn với bông điên điển là giấm, đường hoặc nước me cùng các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, rau thơm… Đĩa gỏi ngon phải đạt được sự cân bằng chua ngọt và giữ được cái hương vị đặc trưng của bông điên điển.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như tép ram, tôm luộc, thịt ba chỉ… để tăng hương vị, giúp trải nghiệm món ăn của bạn được trọn vẹn hơn. Gắp một đũa gỏi, chấm cùng chén nước mắm tỏi ớt là hết sẩy.
Bông điên điển nhúng lẩu mắm
Một nồi lẩu mắm miền Tây đúng điệu là phải “hằng hà sa số” các nguyên liệu và rau nhúng kèm. Và bông điên điển chính là sự lựa chọn hàng đầu được người dân nơi đây ưu ái bởi sự thơm ngon, bùi bùi, ngọt ngọt mới lạ. Chỉ cần đợi nước lẩu sôi, nhúng điên điển vào là đủ trọn vẹn cho một món ăn đậm chất miền Tây.
Nhờ độ giòn xốp lạ miệng mà món lẩu mắm cũng được đậm đà hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, sắc vàng rực rỡ của bông càng điểm tô hơn cho sự đặc sắc của món ăn, vừa mộc mạc lại vừa tinh tế, thách thức mọi thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Còn gì bằng khi hít hà cái nóng nồng nàn chan hòa của cá tôm, rau đồng miền sông nước.