Lợi ích của khoai lang đối với sức khoẻ Hoa đu đủ đực, vị thuốc nam với nhiều công dụng tuyệt vời Trà - thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe |
Đặc điểm của tầm gửi gạo
Tầm gửi gạo còn được gọi là Mộc vệ trung quốc, tầm gửi, chùm gởi, mạy phác (Tày). Tên khoa học là Taxillus chinensis (DC.) Danser, thuộc họ Loranthaceae (Tầm gửi).
Tầm gửi là loại cây dây leo sống ký sinh trên các loại cây thân gỗ khác bằng cách bò hoặc leo bám trên bề mặt của cây đó.
Tầm gửi gạo là cây sống ký sinh trên cây gạo, thường mọc bò và leo. Cây gỗ, có bụi hoặc cây bụi nhỏ, một vài trường hợp dây leo. Không rễ hoặc có rễ (đúng hơn là giác mút), nửa ký sinh ở các phần trên mặt đất của cây chủ, ít khi ký sinh trên rễ của cây chủ.
Lá đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song . Không có lá kèm.
Hoa mọc thành cụm, hoa đơn tính hoặc lưỡng tĩnh. Quả nang, hình trụ cầu và có màu vàng.
Toàn cây (cành, lá và thân) đều được sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ chọn thứ lá to, dày, xanh và không mục nát. Lá nhỏ, mỏng, vàng thường có tác dụng dược lý yếu.
Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh của nước ta, cây có thể sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Tầm gửi thường sống ký sinh trên thân cây gạo, cây đa và cây dâu tằm (tầm gửi dâu được xem là dược liệu quý hiếm, còn được gọi là tang ký sinh).
Đặc tính của tầm gửi là sinh sống nhờ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nên thường phát triển mạnh và không bị rụng lá khi vào mùa đông. Vì vậy có thu hái dược liệu quanh năm, nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hè (thời điểm cây phát triển mạnh nhất).
Dược liệu thường được cắt nhỏ và phơi khô, để dùng dần.
Nên bảo quản dược liệu ở trong bao nilong buộc kín để tránh hao hụt dược tính của cây và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu phơi để tránh ẩm mốc và hư hại.
Thành phần hóa học
Trong tầm gửi cây gạo có các chất như: Trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron.
Trong đó hoạt chất catechin trong cây tầm gửi gạo có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sỏi canxi, rất tốt cho những bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Theo y học cổ truyền
Tầm gửi gạo có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
Làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm cầu thận
Tác dụng tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp
Điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh
Bài thuốc sử dụng tầm gửi gạo
Thúc sữa cho mẹ bỉm
Tác dụng đầu tiên phải kể đến của tầm gửi cây gạo chính là giúp cho phụ nữ sau sinh ngăn bệnh hậu sản. Uống nước cây tầm gửi cây gạo sẽ giúp cơ thể người phụ nữ mát hơn từ đó kích thích nguồn sữa mẹ sản sinh nhiều hơn. Đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé yêu.
Chữa tiểu đường
Hiện nay tiểu đường là một trong những bệnh nan giải mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là đối tượng trung niên và tuổi già. Để điều trị dứt hẳn căn bệnh này là một hành trình rất gian nan và cơ hội khỏi hẳn là rất thấp. Nhưng nhiều người vẫn mong muốn tìm kiếm một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh để giảm đi sự khó chịu thì có thể dùng tầm gửi cây gạo. Uống nước sắc từ cây tầm gửi sống trên cây gạo thời gian dài sẽ giúp lượng đường huyết dần ổn định và cân bằng.
Chữa đái buốt
Tầm gửi cây gạo có tính bình nên giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ đường tiết niệu và đường tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bản thân loại cây này còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt rất tốt. Phụ nữ thường là đối tượng mắc phải bệnh này gây nên cảm giác cực kỳ khó chịu và bất tiện. Lúc này bạn có thể dùng tầm gửi cây gạo để cảm đi sự khó chịu này.
Chữa sỏi thận
Bệnh nhân sỏi thận có thể dùng tầm gửi cây gạo để hỗ trợ điều trị bệnh. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong tầm gửi cây gạo có chứa chất alpha - tocopherol quinone, Trans - phytol, catechin, quercetin, afzeline… Các chất này có khả năng làm tan sỏi thận và làm thu nhỏ kích thước sỏi thận. Từ đó góp phần giúp hệ thống đường tiết niệu trở lại bình thường.
Chữa hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống. Tuy nhiên nếu uống nước tầm gửi cây gạo sắc một thời gian dài sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Chữa phong tê thấp
Bệnh phong tê thấp và bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và tuổi già. Khi không may mắc bệnh khiến cho tình trạng đi lại, di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Để điều trị bệnh này, bác sĩ Đông y có thể chỉ định cho bạn dùng tầm gửi cây gạo. Loại cây này có tính bình sẽ giúp gân cốt dẻo dai, giảm đau nhức, đau cơ, giảm đi các triệu chứng của bệnh phong tê thấp.
Chữa bệnh dạ dày
Nhiều bệnh nhân đau dạ dày sử dụng thuốc tây không còn hiệu nghiệm đã tìm đến với tầm gửi cây gạo và sau 6 tháng hết đau mà không bị tái phát.
Những lưu ý khi sử dụng tầm gửi gạo
Tầm gửi tốt là loại tầm gửi trên cây gạo tía. Tầm gửi ở cây gạo trắng có đặc tính dược lý kém hơn.
Hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu giả và kém chất lượng. Dược liệu thật thường có màu đỏ nhạt, tím, màu hồng hoặc màu vàng hơi ngả hồng. Khi sắc lên sẽ thấy nước có màu nâu hoặc hơi tím, đặc biệt ở mặt nước có váng nổi lên. Ngoài ra nước sắc từ dược liệu này còn có mùi thơm nhẹ như mùi rơm bếp, uống vào có vị ngon và chát nhẹ.
Tầm gửi gạo có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.
Rau bò khai, vị thuốc quý tốt cho sức khỏe |
Những lưu ý khi ăn củ sắn |
Mít, loại trái cây "vàng" cho sức khỏe |