Đặc điểm của cây xấu hổ
Cây xấu hổ còn có tên gọi khác: Cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo… Tên khoa học: Mimosa pudica L, họ khoa học: Họ Ðậu – Fabaceae.
Tên Xấu hổ là do cành và lá cây sẽ cụp xuống khi có người đụng vào.
Cây xấu hổ |
Cây Xấu hổ là loài thực vật có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, cây cũng phổ biến ở một số khu vực ở châu Á như Thái Lan, Malaysia,…Ở nước ta, Xấu hổ thường mọc ở ven đường, bờ sông hoặc bãi đất trống. Cây thường có xu hướng phát triển ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc.
Tất cả các bộ phận của cây Xấu hổ đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu.
Cây Xấu hổ có nhiều thành phần hóa học: Alcaloid – loại acid amin có nguồn gốc tự nhiên. Y học thường dùng chất này để bào chế thuốc giảm đau, thuốc gây tê.
Minosin, Crocetin, Flavonoid, acid amin, acid hữu cơ, các loại alcol,… đều có ý nghĩa đối với sinh học.
Hạt chứa 17% chất nhầy gồm: 8,7% acid palmitic, 8,9% stearic, oleic 31%, linoleic 51%
Lá có chứa Adrenalin và Selen. Đây đều là những thành phần có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.
Tác dụng của cây xấu hổ trong y học hiện đại
Chống lại nọc của rắn độc: Tại Đại học Ấn Độ một nghiên cứu vào năm 2001 đã ghi nhận dịch tiết từ rễ khô của cây Xấu hổ có chứa hoạt chất Minosa. Đây là hoạt chất có khả năng ức chế các hoạt động của men Hyaluronidase và Protease thường tồn tại trong nọc của rắn độc.
Chống co giật: Dịch tiết từ lá có thể hỗ trợ chống co giật được gây ra bởi Pentylentetrazol và Strychnin. Tuy nhiên, chất dịch tiết này không thể chống lại các cơn co giật được gây ra bởi N-methyl-D-as partate.
Cây xấu hổ có tác dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại |
Tác dụng chống lo âu của cây được cho là có hiệu quả tương tự như Diazepam. Tính chất có trong cây có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm thuốc loại Tricyclic. (Phytomedicine Số 6-1999).
Hỗ trợ chứng trầm cảm: Nghiên cứu tại Đại học Veracruỳ (Mexico) cho biết chiết xuất từ lá khô có tác dụng chống lại dấu hiệu của trầm cảm.
Ức chế thần kinh trung ương: chống mất ngủ, an thần, trấn kinh (làm chậm thời gian xuất hiện co giật của cacdiazol).
Giảm đau hiệu quả đã được thử nghiệm theo các phương pháp gây đau bằng axetylcolin và kích điện.
Giải độc axit asen, bảo vệ gan, lợi mật.
Tác dụng của cây xấu hổ trong y học cổ truyền: Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, se và chứa một lượng độc nhỏ. Quy kinh: Phế
Một số bài thuốc từ cây xấu hổ
Hỗ trợ giảm đau lưng, nhức mỏi xương gân
Cây xấu hổ hỗ trợ giảm đau lưng, nhức mỏi xương gân |
Rễ cây xấu hổ thái thành lát mỏng, mang đi phơi khô. Mỗi ngày dùng 120 g đem rang lên, tẩm rượu 35 – 40 độ rồi lại sao khô. Khi dùng, sắc rễ với 600 ml nước đến khi còn 200 – 300 ml. Chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày. Sau khoảng 4 – 5 ngày có thể thấy hiệu quả điều trị.
Hoặc rễ 20 – 30g sao vàng, tẩm rượu bên trên cùng với rễ Cúc tần và Bưởi bung, mỗi vị 20 g, dây Cam thảo và rễ Đinh lăng, mỗi vị 10 g sắc thành nước uống trong ngày.
Hỗ trợ mất ngủ, giúp an thần, giảm lo âu
Lá 6 – 12 g sắc uống trước khi đi ngủ
Hoặc Xấu hổ 15g, Cúc tần 15g, chua Me đất 30 g sắc thành nước uống hàng ngày và mỗi buổi tối.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Xấu hổ 6g, Hà thủ ô 8g, Trắc bá diệp 6g, Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Đỗ trọng 6g, lá Vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g, Địa long 4g đem đi sắc nước uống. Hoặc có thể tán thành bột để làm thành viên hoàn, uống hằng ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cây xấu xổ
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
Không dùng cây xấu hổ cho người suy nhược cơ thể và người bị hàn.
Phụ nữ có thai không được sử dụng cây xấu hổ.
Không được dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.