Tác dụng hữu ích của cúc bách nhật Tác dụng hữu ích của cây cúc áo Tác dụng hữu ích của cỏ xạ hương |
Đặc điểm của cây cỏ sữa lá nhỏ
Cây cỏ sữa có tên khoa học là Euphorbia thymifolia L, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), tên gọi khác là cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ.
Ở nước ta hiện nay có hai loại cây cỏ sữa đó là cây lá lớn và cây lá nhỏ, ở đây chúng ta muốn nói đến cây cỏ sữa lá nhỏ.
Cây cỏ sữa lá nhỏ là loại cây thảo nhỏ với đường kính từ 1 - 3mm, dài từ 10 - 20cm, thân cây mềm , mọc thấp, cành và thân màu tím, có lông và nhựa mủ trắng, các cành mảnh mai, có màu hơi đỏ cho tới màu đỏ. Cây thường có màu hồng khi còn tươi và dần dần trở thành màu xanh xám hoặc tím sẫm ở dạng khô.
Lá nhỏ, có cấu tạo đơn giản, mọc đối xứng nhau có hình thuôn hay bầu dục với chiều dài 7mm và rộng 4mm. Mặt dưới lá có lông và mép có răng. Cuống lá dài, mỏng, mảnh và có màu hơi hồng.
Hoa cỏ sữa lá nhỏ mọc thành cụm dạng sim.
Quả nang và có đường kinh 1,5mm. Quả có chứa hạt nhắn với chiều dài 0,7 mm.
Toàn cây, gồm rễ, lá và thân được sử dụng làm thuốc.
Cây cỏ sữa được thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa he – thu.
Sau khi thu hái đem rửa sạch rồi phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.
Đây là loài cây mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng nhiều nhất ở vùng sỏi đá, có thể tìm thấy ở khắp các vùng miền núi và trung du từ Bắc đến Nam. Cây có thể dùng được toàn thân để trị tiêu chảy nên chỉ cần hái về rửa sạch rồi phơi khô hoặc sao vàng và để đó dùng dần.
Thành phần hóa học: Phần thân và lá cỏ sữa chứa nhiều hoạt chất cosmoslin. Rễ cây có các thành phần như myrixylalcohol, taraxerol và tirucallol. Ngoài ra cây còn có các loại khoáng chất dinh dưỡng là natri (Na), kali (K), phốt pho (P), canxi (Ca), sắt (Fe), lưu huỳnh (S), đồng (Cu), kẽm (Zn) và mangan (Mn).
Theo y học cổ truyền: Cỏ sữa lá nhỏ có vị hơi chua và tính mát. có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, thông sữa và tiêu viêm. Chủ trị bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh kiết lỵ, thông sữa, giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa, triệu chứng đại tiện ra máu, chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da.
Bài thuốc sử dụng cây cỏ sữa lá nhỏ
Trị tiêu chảy
Cách 1: Sử dụng cho trẻ nhỏ
Dùng 12g lá hoặc thân cây cỏ sữa đem rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi xay hoặc giã nhỏ và vắt lấy nước cốt. Tiếp theo, chia phần nước vừa vắt được thành 3 phần để uống làm 3 lần trong ngày vào các buổi sáng, trưa và chiều, Ung sau khi ăn khoảng 30 phút là tốt nhất. Duy trì làm cho đến khi hết tiêu chảy thì thôi.
Cách 2: Dùng với người lớn
Đối với người lớn có thể làm tương tự như trẻ em chỉ khác là tăng liều lượng lên gấp đôi. Ngoài ra, lấy 15g cỏ sữa và 60g lá chè xanh hoặc cỏ nhọ nồi đem rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi sắc với lượng nước xâm xấp, đun lửa nhỏ trong 5 - 10 phút rồi chắt lấy nước pha cùng một chút mật ong cho dễ uống, chia làm 3 lần uống trong ngày cũng có hiệu quả.
Cách 3: kết hợp cùng với một số loại dược liệu khác
Cỏ sữa, cỏ mực, rau sam lượng bằng nhau. Các dược liệu đem rửa sạch và ngâm muối chúng 15 phút rồi sắc với lượng nước vừa phải, đun nhỏ cho đến khi nước chỉ còn ⅓ thì chắt để dùng trong ngày.
Cách 4: Tiêu chảy do kiết lỵ
100g cỏ sữa, 10g lá mơ lông, 100g rau sam và 25 hạt cau. Các dược liệu cần được đem rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút rồi sắc với lượng nước vừa phải, để sôi với lửa nhỏ cho đến lúc còn lại 1/3 nước thì chắt ra, thuốc dùng trong ngày.
Thông sữa ở phụ nữ thiếu sữa sau khi sinh
Cỏ sữa 100g sắc chung với hạt cây gạo 40g. Tiếp theo, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Duy trì liên tục từ 5 – 7 ngày.
Chữa đại tiện ra máu tươi do nhiệt
Sử dụng 100g cỏ sữa với 60g cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. đun cho đến khi thuốc cạn còn 100ml, chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục từ 2 – 3 ngày.
Trị giun sán
Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cần hái một nắm lá cỏ sữa, nghiền nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ sử dụng.
Chữa mụn nhọt ngoài da
Cách 1: Nghiền nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Thay lớp lá đắp mới sau 2h. Đắp 2 lần mỗi ngày cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
Cách 2: Cây cỏ sữa rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt mỗi ngày. Thoa thuốc lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.
Trị mẩn ngứa ngoài da
Một nắm cây cỏ sữa đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Tiếp theo, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và dùng ngâm.
Kích thích mọc tóc
Lấy mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.
Hỗ trợ cầm máu
Dùng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành vết thương nhanh hơn.
Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi
Dùng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ sữa
Nếu dùng cỏ sữa trị tiêu chảy hơn 5 ngày không thấy bệnh được cải thiện thì nên khám bác sĩ ngay.
Không trị tiêu chảy bằng cây cỏ sữa với phụ nữ có thai vì dược liệu này có thể gây sảy thai.
Không lạm dụng chữa tiêu chảy bằng cỏ sữa vì có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa, lạnh bụng hoặc bị rối loạn nhịp tim.
Các cách trị tiêu chảy bằng cây cỏ sữa chỉ phù hợp với tình trạng tiêu chảy cấp, mới xuất hiện triệu chứng, không nên dùng cho những ai bị tiêu chảy mãn tính.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cây cỏ sữa để chữa bệnh.
Tác dụng của cù mạch |
Tác dụng của củ gấu tàu |
Tác dụng của cây cỏ the |