Tác dụng không ngờ của cây củ nâu Tác dụng bất ngờ của bột củ sen không phải ai cũng biết Tác dụng tuyệt vời của vỏ chanh đông lạnh đối với sức khoẻ |
Đặc điểm của cù mạch
Cù mạch có tên gọi khoa học là Dianthus caryophyllusLinn, thuộc họ cẩm chướng (Caryphyllaceae), tên gọi khác là cự câu mạch, cẩm chướng thơm, cẩm nhung, cồ mạch, đại lan, cự mạch, thánh lung thảo tử, địa miến, đổ lão thảo tử, lung tu, tư nuy
Thân mọc bò trên mặt đất rồi mọc đứng, màu xanh lam. Hoa đơn độc hay tụ họp thành những xim 2 ngã, có một tổng bao gồm 4 lá bắc. Đài hợp thành ống dài, có 5 răng. Nhị to. Bầu 1 ô, 2 vòi.
Cù mạch là một loại thực vật thân nhỏ, mọc bò trên mặt đất thành cụm, cao từ 20 - 60cm, thân mọc đứng, có màu xanh lam, chia thành nhiều đốt.
Lá mọc đối ở ngay đầu đốt, dài, có hình mũi mác.
Hoa có 5 cánh, màu tím, mọc đơn độc hoặc tụ họp thành những xim 2 ngã, có một tổng bao gồm 4 lá bắc. Đài hoa hợp với nhau thành một ống dài chứa 5 răng. Nhị hoa to, bầu 1 ô, 2 vòi. Hoa thường nở vào mùa xuân hoặc mùa hạ
Quả nang hình trụ có dạng quả nang được tạo thành từ 4 mảnh vỏ ghép lại. Hạt dẹp, hình tròn, màu đen.
Cây ưa ẩm, mát, đòi hỏi sự chăm sóc như cẩm chướng.
Cù mạch là loài của vùng ôn đới Châu Âu và Châu Á.
Tại Việt Nam, ngoài tác dụng làm thuốc, cù mạch còn thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Trong đó, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng với diện tích rộng để phục vụ làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng cù mạch là toàn cây bao gồm lá, thân, hoa, ngọn non và hạt được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Thu hái cù mạch vào mùa hè đến mùa thu, tốt nhất khi cây bắt đầu chớm ra hoa. Các bộ phận sau khi thu hái đem về rửa sạch, để nguyên hoặc thái nhỏ, phơi ở nơi nhiều bóng râm và gió để làm khô. Dược liệu có thể dùng ở dạng tươi hoặc đem sao qua rồi tán bột.
Cù mạch khô có khả năng hút ẩm nhanh sinh ra nấm mốc. Vì vậy, nên bảo quản ở khu vực khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng chiếu vào trực diện. Sau 1 thời gian mang ra ngoài nắng nhẹ hong khô rồi lại cất đi.
Thành phần hoá học Trong cây có chứa các hợp chất: Isoorientin, flavon, A, D (Dianthus saponin), gypsogenin.
Theo y học cổ truyền Cù mạch có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, phá huyết thông kinh. Công dụng trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.
Liều lượng 6 – 15g mỗi ngày tùy theo tình trạng.
Bài thuốc sử dụng cù mạch
Trị chứng kết nhiệt ở hạ tiêu, đi tiểu rắt, nước tiểu có máu hoặc đi ngoài ra máu
30g cù mạch, 1,5g cam thảo bắc, 15g chi tử (sao vàng). Tất cả đem nghiền bột, dùng uống với liều lượng mỗi lần là 7 chỉ. Uống bằng nước sắc từ các vị thuốc liên tu, hành hoa, cỏ bấc đèn 50 ngọn, gừng tươi 50 lát ( sắc với 3 bát nước còn 7 phân).
Chữa sỏi ở niệu quả do chứng thấp nhiệt hạ chú
Cù mạch, cỏ xước, hoạt thạch mỗi vị 15g, cây mắt rồng, cỏ lưỡi mèo mỗi loại 30g, mã đề, biển súc mỗi vị 24g, đinh phụ, quốc lão (sao), chỉ xác mỗi vị 10g, hạt dành dành 20g, hoàng lương 12g. Tất cả đem sắc thuốc uống, dùng 1 thang mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu, nước tiểu đỏ
Lấy cù mạch đem nghiền thành bột để dùng dần, mỗi ngày 3 lần lấy 6g bột thuốc ra uống chung với rượu. Duy trì ít nhất 3 ngày sẽ đỡ.
Chữa mộng thịt trong mắt
Dùng cù mạch và càn khương lượng bằng nhau Cả hai dược liệu sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần lấy 6g hỗn hợp thuốc uống chung với nước xức.
Trị mắt đỏ, sưng đau kèm theo cảm giác lèm nhèm
Cù mạch và nước dãi của con ngan, cù mạch đem sao vàng, nghiền thành bột mịn, trộn một ít bột dược liệu trung với nước dãi ngan. Bôi hỗn hợp vào ngay đầu kẽ mắt.
Chữa hóc xương trong cổ họng
Đem 6 -15g cù mạch tán thành bột. Sử dụng sắc uống,
Chữa tiểu tiện ra máu
Lấy 15g cù mạch, mã đề thảo, mã lan căn, ô liễm mai mỗi vị 30g đem rửa sạch các dược liệu, để ráo nước. Tất cả sắc với 5 bát nước cho cạn còn 1 nửa, gạn lấy nước sắc, để nguội, chia uống 3 lần.
Điều trị các chứng bế kinh, ứ huyết
Lấy cù mạch, huyết căn, thược dược mỗi loại 9g, 15g cây chói đèn (ích mẫu thảo), 6g hồng hoa. Tất cả dược liệu trên hợp thành 1 thang, sắc uống với 700ml nước sắc cạn còn 300ml. Chia uống 3 lần vào các thời điểm sáng, trưa, tối trong ngày. Dùng 1 thang mỗi ngày.
Chữa bệnh sỏi bàng quang
Dùng 12g cù mạch, thòng bong và hoạt thạch mỗi vị 9g, cây mắt trâu ( kim tiền thảo ) 30g, quốc lão (cam thảo) 3g. Đem sắc chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
Điều trị bí tiểu, có thủy khí
Sử dụng 6g cù mạch, hạt thảo ca ( qua lâu căn) 60g, bạch phục linh 90g, đại kê tử 1 cái, sơn vu 9g. Tất cả nghiền thành bột, thêm một lượng mật ong vừa đủ vào nhào cho các nguyên liệu hoàn toàn trộn đều với nhau. Vo thuốc thành viên tròn to cỡ hạt ngô. Uống thuốc ngày 3 lần, mỗi lần uống 3 viên với nước đun sôi để nguội. Duy trì cho đến khi tiểu thông, trong bụng có cảm giác ấm là được.
Lưu ý khi sử dụng cù mạch
Chú ý không sử dụng Cù mạch với Phiêu tiêu.
Người bị tỳ thận hư nhưng không có thấp nhiệt tránh dùng.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Trước khi sử dụng cù mạch làm thuốc chữa bệnh, cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng hữu ích của cúc bách nhật |
Những lợi ích tuyệt vời của quả mơ đối với sức khoẻ |
Tác dụng hữu ích của cây cúc áo |