Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp |
Đặc điểm của cây khổ qua rừng
Khổ qua là nguồn thực phẩm quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trái khổ qua phổ biến với 2 loại khổ qua rừng và khổ qua thường.
Hương vị: Trái khổ qua rừng có vị đắng đặc trưng, đắng hơn hẳn so với trái khổ qua thường, mùi vị cũng rất thơm ngon.
So với khổ qua thường thì khổ qua rừng vẫn được đánh giá là tốt hơn vì nhờ đặc tính sinh trưởng tự nhiên, khổ qua rừng hấp thụ được tất cả các năng lượng từ thiên nhiên vì vậy trong loại quả này cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với khổ qua thường đã qua lai tạo.
Khổ qua rừng được coi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng sức khỏe như giảm đường huyết, chống oxy hoá, tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân.
Khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 đến 3 mét.
Phần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên.
Hoa đực và hoa cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh hoa khổ qua rừng có màu vàng. Phần quả có hình thoi với chiều dài khoảng 8 -10cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi.
Quả non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng. Khổ qua rừng có quả rất nhỏ chỉ cỡ đầu ngón tay hoặc to nhất bằng ngón chân cái người lớn, quả hơi tròn và có nhiều gai nhỏ, nhọn
Khổ qua rừng có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Dùng ở cả dạng tươi hay dạng khô đều được.
Nếu muốn bảo quản để dùng dần thì việc sơ chế là cần thiết. Mướp đắng sau khi thu hái sẽ được cắt khúc, rửa sạch và đem đi phơi cho khô.
Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.
Cây khổ qua rừng có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới như: Trung Quốc, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và cả Việt Nam.
Thành phần hóa học
Thành phần charantin có trong khổ qua rừng giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, khổ qua nói chung hay khổ qua rừng nói riêng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, gồm: các vitamin A, C, E, B6, canxi, sắt, magie, chất xơ, chất béo không no, protein…
Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, khổ qua rừng có tính hàn, vị rất đắng, quy vào các kinh Tâm, Can, Tỳ Phế và có các công dụng như giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho, điều trị bệnh ngoài da…
Bài thuốc sử dụng khổ qua rừng
Chữa bệnh nóng trong người
10g trái khổ qua phơi khô. Dùng khổ qua hãm trực tiếp trong khoảng 250ml nước nóng. Chờ đến khi nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 ly. Có thể thêm chút mật ong cho bớt vị đắng giúp dễ uống hơn.
Khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Để sử dụng khổ qua rừng trị bệnh tiểu đường, bạn chuẩn bị khoảng 10g khổ qua rừng dạng khô, sau đó nấu khổ qua cùng với 1 lít nước. Khi nước sắc lại, còn khoảng 600ml, bạn tắt bếp và chia thuốc thành 3 lần, dùng hết trong ngày.
Sau mỗi bữa ăn, bạn cũng có thể ăn khổ qua rừng tươi để trị bệnh tiểu đường. Bạn cứ thế thực hiện bài thuốc này đến khi lượng đường trong máu ổn định trở lại.
Trị côn trùng cắn
10g hạt của quả khổ qua đã già. Nhai kỹ hạt, nuốt nước rồi dùng bã đắp trực tiếp vào vết cắn. Tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
Khổ qua rừng trị bệnh rôm sảy
Bạn chuẩn bị khoảng 10g lá và dây của khổ qua rừng, sau đó nấu lá và dây khổ qua cùng với 2 lít nước. Bạn pha phần nước vừa nấu với nước lạnh và tắm để trị rôm sảy trên cơ thể.
Khổ qua rừng chữa ho và viêm họng
Khổ qua rừng còn có công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh ho và viêm họng. Để thực hiện, bạn chuẩn bị 2g hạt khổ qua rừng đã già và nhai hạt cho đến khi hạt tiết ra nước. Bạn nuốt phần nước đó và bỏ phần xác của hạt khổ qua đi.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi uống trà khổ qua rừng. Bởi khổ qua rừng có thể gây ra những tác hại như kích thích sẩy thai, đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sữa mẹ và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ sau sinh cũng không nên sử dụng loại quả này. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, khổ qua rừng lại có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt bụng, nhức đầu, hôn mê đối với những người nhạy cảm.
Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, sử dụng khổ qua rừng có thể dẫn đến các căn bệnh về dạ dày, tiêu chảy,...
Những người thường xuyên hạ huyết áp, hạ đường huyết cũng không nên ăn quá nhiều khổ qua rừng, tránh dẫn đến các hiện tượng như huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê.
Khi muốn chữa bệnh bằng khổ qua rừng, bạn cần kiên trì vì bài thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hoặc chậm tùy vào cơ địa của mỗi người.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ, cần sử dụng khổ qua rừng đúng cách và đúng liều. Tốt nhất nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C |
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý |
Việt quất giúp chống oxy hoá và phòng ngừa bệnh ung thư |