Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt mà còn là dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng Quế đúng cách và liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C

Đặc điểm của cây quế

Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, họ long não (Lauraceae). Loại cây này còn có nhiều cái tên khác nhau như nhục quế, quế thanh, quế đơn, quế bì, liễu quế,...

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế thuộc loại cây thân gỗ lớn, có độ cao từ 10 đến 20 mét và có thể sống đến hàng trăm năm, lớp vỏ ở thân nhẵn, màu nâu nhạt.

Lá mọc so le, dày cứng và dai, hình mác, dài 12 – 25cm, rộng 4-8cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu xám tro, hơi có lông lúc còn non, gân 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới, gân bên kéo dài đến đầu lá, gân phụ nhiều, song song, cuống lá to, dài 1,5-2cm, có rãnh ở mặt trên.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần đầu cành thành chùy dài 7-15cm, bao hoa gồm 6 phiến gần bằng nhau, màu trăng, dài 3mm, mặt ngoài có lông nhỏ.

Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục, có cạnh dài 1,2 – 1,3cm, nằm trong đài tồn tại nguyên hoặc chia thùy. Vỏ và lá vò ra có mùi thơm.

Cây ra hoa vào tháng 4 đến tháng 7, có quả vào tháng 10 đến tháng 12.

Quế sau khi thu hoạch thì được ngâm trong vòng 1 ngày sau đó vớt ra để khô nước rồi mới đến công đoạn ủ quế. Tùy vào thời tiết nên thời gian ủ sẽ khác nhau, thông thường thời gian ủ quế sẽ kéo dài trong 3 ngày đối với mùa nóng và mùa lạnh thì thời gian ủ lên tới 7 ngày. Sau khi kết thúc quá trình ủ, quế được để ở chỗ mát mẻ cho đến khi khô.

Cinnamomum Blume là một chi lớn gồm khoảng 270 loài, hầu hết là cây gỗ, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Ấn Độ có 20 loài, Trung Quốc 12 loài và Việt Nam 40 loài. Ở Việt Nam, nhiều loài mang tên quế, trong đó, có 3 loài là cây trồng, còn lại là mọc hoang dại.

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế có nguồn gốc ở Việt Nam, cách đây khoảng hơn 2000 năm, các triều đại phong kiến đã coi “quế Giao Chỉ” (Giao Chỉ là tên nước Việt cổ) như là sản vật quý để trao đổi và triều cống (Lê Trần Đức, 1990). Nhiều vùng quế đã được hình thành từ lâu đời ở Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá (Thường Xuân), Quảng Nam (Trà My, Phước Sơn) và Quảng Ngãi (Trà Bồng)…

Đặc điểm của loại cây này là thích ánh sáng, chịu bóng, dễ thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh là 22 – 23°C. Nó sinh trưởng được trên đất ẩm, mụn và tơi xốp. Nhờ có bộ rễ dài có thể đâm sâu xuống đất, vì thế mà khi có gió bão cây sẽ không bị lật đổ.

Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh là 22 – 23°C, độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%, lượng mưa hàng năm khoảng 1.600 mm hoặc hơn.

Cây quế có mùi thơm và hương vị độc đáo, được trồng chủ yếu làm gia vị, đặc biệt là bột quế, góp phần làm tăng thêm mùi hương của món ăn. Ngoài ra, loại cây này còn được xem bài thuốc quý có thể chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, tinh dầu trong loại cây này chủ yếu là aldehyd cinnamic. Vỏ của nó chứa β-sitosterol, acid syringic, cholin, acid protocatechuic, acid vanilic,... Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra loại cây này có chứa nhiều diterpen, rất tốt cho sức khỏe có tên là cinnacassiol. Ngoài ra, nhiều dẫn chất của flavonol cùng với các mùi thơm khác cũng được phát hiện trong loại cây này.

Theo y học cổ truyền

Từng bộ phận cây quế có tác dụng làm thuốc khác nhau.

Thành phẩm vỏ quế được phân thành 4 loại. Phần vỏ thân có khoảng cách từ mặt đất đến tầm 1,2m được xem là loại quế có chất lượng nhất hay còn gọi là quế thượng châu. Phần vỏ quế được bóc tách từ những cành cây quế to thì được gọi là thượng biểu, còn phần vỏ được tách ra hoặc các mẩu quế được chặt ra từ những cành nhỏ, non thì gọi là quế chi.

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế chi có vị cay, tính nóng và nhẹ, có độc nhẹ, khí nổi lên mà đưa lên, là dương dược, vào hai kinh tỳ và bàng quang, chữa chứng đau trong bụng, giải được chứng lạnh ngoài bì phu, điều hòa vinh vệ, cơ biểu, trị tê tay tê chân, giải tán phong hàn, không có mồ hôi làm cho ra mồ hôi, đã có mồ hôi làm cho cầm mồ hôi.

Quế tâm (gọt bỏ hết bì thô dày, lấy phần bên trong màu tía, rất ngọt): Vị ngọt tính âm, là thuốc âm trong dương dược, công dụng bổ vào tâm huyết, chữa chứng huyết sung lên, đau bụng hậu sản, ngăn được chứng thổ ra máu, mửa ra máu, thông kinh hành huyết…, trị sinh xong khí huyết không tan, tích tụ lại thành hòn khối ở thượng vị, cảm hàn nhiệt, tay chân gầy ốm.

Nhục quế là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra. Nhục quý có mùi vị ngọt mà cay, đã bổ được mệnh môn lại hay chạy lên trên, suốt tới ngoài phần biểu, cứu vãn phần dương trong dương, lại là thuốc của phần vinh vệ khí huyết hậu thiên.

Theo y học hiện đại

Trong tây y, quế và tinh dầu quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn máu (huyết được lưu thông), hô hấp cũng mạnh lên. Quế còn gây co mạch. Bài tiết cũng được tăng lên. Nó còn gây co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu có chất sát trùng mạnh.

Bài thuốc từ cây quế

Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư

Nhục quế 3g, mộc hương 3g, can khương 5g, nhục đậu khấu, chế phụ tử đều 9g, đinh hương 3g, phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm.

Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù

Can địa hoàng 15g, sơn dược 12g, sơn thù 6g, phục linh, đơn bì, trạch tả đều 12g, nhục quế 4g, phụ tử 10g, xuyên ngưu tất 12g, xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần.

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Trị các chứng hư yếu, mệt mỏi, choáng váng, khó ngủ, ăn kém

Thập toàn đại bổ là một cổ phương hợp thành bởi hai bài Tứ quân và Tứ vật, gia thêm hai vị hoàng kỳ và nhục quế, lại có tác dụng đại bổ cả khí lẫn huyết nên được gọi là thập toàn.

Nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, phục linh 8g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 20g, cam thảo 4g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa các chứng viêm khớp mạn tính, các chứng đau nhức tay chân, co duỗi khó khăn, do can-thận hư tổn, phong hàn thấp xâm nhiễm.

Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, thục địa 16g, tần giao 12g, đỗ trọng 12g, nhân sâm 8g, phòng phong 12g, ngưu tất 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, nhục quế 4g, bạch thược 12g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc uống lúc thuốc còn nóng.

Bài thuốc trị đau ngực

Bài thuốc này có tác dụng hành khí hoạt huyết ôn dương, có thể dùng để điều trị các chứng đau thắt ngực ổn định và một số triệu chứng suy tim. Dùng nghệ khô 40g, nhục quế 12g, tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước ấm. Uống trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng đau.

Trị cảm mạo

Quế chi 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 6g, thược dược 6g. Sắc uống lúc thuốc còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng cây quế

Quế có rất nhiều công dụng khác nhau trong việc chữa bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và tránh lạm dụng để không xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ đang có bầu, âm hư, dương thịnh, hỏa vượng, đang trong chu kì kinh nguyệt ra nhiều không nên sử dụng.

Người đang có các bệnh lý về gan.

Không dùng trong các trường hợp đang bị sốt cao.

Bên cạnh đó, khi sử dụng quế chi sẽ kèm theo một số tác dụng phụ đối với một số người như: miệng, lưỡi và nướu bị viêm nhiễm, cảm giác khó thở, cơ thể bị dị ứng, nóng trong người, nhịp tim tăng đột ngột. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu phản ứng nào sau khi sử dụng loại cây này, hãy ngưng sử dụng và tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia y tế.

Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả
Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da
Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh là loại cây cỏ dại dễ tìm, dễ kiếm nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ.
Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cỏ luồng là một loại cây mọc hoang phổ biến ở Việt Nam. Cây tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay là dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy sử dụng cây móng tay một cách thông minh để tận hưởng trọn vẹn giá trị của nó.
Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng là cây thân thảo ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, loại cây này mọc hoang dã phổ biến ở Việt Nam.
Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa, còn gọi là nhẫn đông hoa, nhị bảo hoa, song bào hoa, kim đằng… là một loại cây leo bằng thân quấn, là loại dược liệu giải độc hiệu quả.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo không chỉ được trồng để sử dụng làm hàng rào tại các vườn hoa ở vùng trung du và đồng bằng mà còn có tác dụng làm thuốc.
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cây mướp khía không chỉ đóng vai trò là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà còn là một bài thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…
Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi là một loài cây dân dã mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy không có vẻ ngoài nổi bật, cây chìa vôi lại sở hữu nhiều công dụng cho xương khớp và các bệnh ngoài da.
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc, có nhiều tác dụng với các bệnh ngoài da, thận, dạ dày …
Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan …
Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả của cây sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động