Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả |
Đặc điểm của cây cỏ luồng
Cỏ luồng còn có tên seo gà, phượng vĩ thảo,.. Tên khoa học: Pteris multifida Poir., họ Seo gà: Pteridaceae.
Cây thảo nhỏ, cao 30-40cm. Thân rễ ngắn mọc bò.
Lá lược chia ra làm nhiều đoạn xòe ra như đuôi gà, đuôi phượng, mép lá các đoạn có khía cạnh. Có 2 loại lá: lá không sinh sản ngắn; lá sinh sản dài, mép lá gập lại mang túi bào tử dày đặc ở trong.
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Cỏ luồng là loại thực vật của vùng Ðông Á ôn đới, mọc hoang trong rừng vùng núi, trên các khe đá.
Ở Việt Nam, cây cỏ luồng thường mọc trên vách đất, vách đá, quanh thành giếng, nơi thoáng ẩm và mát ở các tỉnh phía Bắc và Trung bộ. Nó được thu hái quanh năm, được phơi khô hoặc để tươi dùng làm thuốc.
Cây mọc phổ biến ở miền Bắc và Trung Bộ nơi thoáng ẩm và mát.
Thành phần hóa học
Cỏ luồng có b- sitosterol, diterpen (ent-kauran-2 b, 16 a-diol và ent-kaur –16-en 2 b, 15 a-diol), một số chất glucoside.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Lâm nghiệp, cỏ luồng có khả năng hấp thụ khí khí formaldehyde, hấp thụ khí CO trong 6h tiếp xúc là 5,9 µg/cm2, còn 24h là 6,3 µg/cm2. Do đó, cây cỏ luồng còn được nhiều người sử dụng làm cây cảnh trồng trong vườn nhà để thanh lọc không khí.
Theo y học cổ truyền
Cỏ luồng vị đắng ngọt nhạt và hơi đắng, tính lạnh. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, lợi tiểu, mát máu, cầm lỵ.
Rễ có vị ngọt, đắng, hơi tê, mùi thơm hắc. Chữa viêm ruột, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến nước bọt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, trĩ chảy máu.
Nước lá tươi chữa bỏng. Liều dùng: 15 - 30g cỏ luồng khô (rễ và lá). Dùng ngoài không kể liều lượng.
Cỏ luồng thường được dùng để chữa trị viêm đường tiết niệu, đái ra máu, viêm phổi, viêm gan vàng da, viêm dạ dày - ruột, viêm họng, khạc ra máu, viêm tuyến nước bọt, lỵ trực khuẩn, kiết lỵ, đinh nhọt, ghẻ lở, rắn độc cắn, trúng độc do ăn phải nấm độc. Ngoài ra cây còn dùng để điều trị bệnh phụ khoa.
Bài thuốc sử dụng cây cỏ luồng
Thuốc uống
Chữa lỵ cấp tính
Bài 1: Rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ cỏ luồng 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Rễ phèn đen 20g, rễ cỏ luồng 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen. Sắc đặc, ngày uống 1 thang
Chữa kiết lỵ ra máu, mủ
Dùng 40g cỏ luồng, 30g Phèn đen, 10g Binh lang, 30g dây Mơ lông, 10g Hàn thẻ. Tất cả đem sắc với 4 bát nước, sắc lại còn 1,5 bát và chia thành 2 lần uống trong ngày, ngày uống khoảng 4-5 lần. Lưu ý: phải kiêng ăn cá tanh và mỡ.
Trị xuất huyết
Cỏ luồng 60g, rễ cây ruối 60g. Sắc uống trong ngày.
Chữa lỵ trực khuẩn
Bài 1: Rễ và lá cỏ luồng sao qua cho có mùi thơm 40 – 60 g sắc với 100 – 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Cỏ luồng 24g, chè tươi 100g đun với 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Cỏ luồng 30g, vỏ sắn thuyền 12g, đậu đen rang cháy 20g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.
Bài 4: Cỏ luồng 20g, dây mơ lông 20g, rễ cỏ tranh 20g, rễ phèn đen 20g, gừng sống 3 lát. Sắc uống, chia 2-3 lần trong ngày, lúc đói (Nam dược thần hiệu).
Tri thống kinh
30g cỏ luồng, 15g gừng tươi, 1 quả trứng gà, 15g đường cát trắng. Đem cỏ luồng và gừng tươi cùng nấu chung với nước, sau đó vớt bỏ bã, cho trứng gà và đường trắng vào đảo đều lúc nước còn sôi. Ngày uống 1 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.
Trị sa tử cung
Cỏ luồng, kim ngân hoa, băng tâm thảo (bấc lùng), lớp da mỏng trong vỏ cây vông, lá bạc thau,vỏ quả bầu nậm, sáp ong. Sáu vị trên đều lấy với lượng bằng nhau, tất cả cho vào ấm đất, đổ nước ngập thuốc, sắc xuống còn 1/3 ấm, cho sáp ong vào hoà tan với nước thuốc đang nóng rồi uống.
Trị xích bạch đới
30g cỏ luồng, 15g hải kim sa (bòng bong Nhật), 15g rau mã đề, 15g rễ ý dĩ. Tất cả đem sắc chung lấy nước uống.
Dùng ngoài
Viêm tuyến nước bọt
Cỏ luồng tươi giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.
Bệnh ngoài da ở trẻ
Rễ và lá sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá cỏ luồng để lấy dầu thuốc để bôi chữa một số bệnh ngoài da ở trẻ em.
Chữa bệnh ngoài da, ghẻ lở
Dùng cây cỏ luồng đốt thành than,sau đó tán nhuyễn thành bột mịn, trộn với dầu vừng rồi bôi lên chỗ bị thương hoặc dùng cỏ luồng tươi (lá và thân) giã nát rồi đắp lên.
Trị nôi mề đay
Dùng 150g cỏ luồng tươi, 10g muối ăn, nấu lấy nước tắm hoặc rửa vào chỗ có nổi mề đay.
Trị chó nhà cắn bị thương
Dùng 30g lá cỏ luồng, 30g lá Tử hoa địa đinh, tất cả đem giã nhuyễn rồi bôi vào chỗ bị cắn.
Trị trĩ
Nước sắc đặc Cỏ luồng để rửa mụn trĩ.
Cỏ luồng còn dùng làm thuốc lợi tiểu, trị sốt rét
Nghiên cứu gần đây cho thấy: cao cỏ luồng điều chế bằng sắc với nước có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào do hoá chất (acid picrolonic và benzopyren).
Trị bỏng nước sôi, bỏng lửa ở cấp độ 1
Dùng 150g cỏ luồng tươi sao qua than tồn tính, sau đó tán nhuyễn thành bột, thêm vào ít dầu vừng rồi bôi lên vết bỏng.
Chữa bệnh ngoài da, ghẻ lở
Dùng cây cỏ luồng đốt thành than,sau đó tán nhuyễn thành bột mịn, trộn với dầu vừng rồi bôi lên chỗ bị thương hoặc dùng cỏ luồng tươi (lá và thân) giã nát rồi đắp lên.
Lưu ý khi dùng cỏ luồng
Để phát huy dược liệu cỏ luồng tốt nhất, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu này làm thuốc.
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe |
Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da |
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe |