Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người |
Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến |
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.
Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.
Để điều trị cảm lạnh hiệu quả nhanh chóng vốn không phải là dễ, tình trạng này càng khó khắc phục hơn ở phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, bởi việc dùng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên chữa cảm lạnh như thế nào để vừa an toàn, vừa hiệu quả mà không cần uống thuốc?
Để điều trị căn bệnh này mà không dùng thuốc tây, bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Cây bạc hà
Bạc hà là vị thuốc thường được sử dụng trong đông y với tác dụng kích thích đổ mồ hôi nên dùng để hạ sốt. Có thể dùng bạc hà tươi trong món salad hoặc như một loại trà để giúp bạn đánh bại cảm lạnh trong mùa Đông.
Lưu ý không sử dụng bạc hà trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay trẻ sơ sinh.
Húng quế
Húng quế có tác dụng hạ sốt, giảm các triệu chứng của cảm lạnh và ho rất tốt. Lá húng quế có thể được dùng bằng cách nhai hoặc hãm với nước sôi.
Húng quế phát triển mạnh nhất vào mùa hè nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể có nó trong mùa đông. Cách đơn giản là cắt lá húng quế tươi vào mùa thu hoạch và đặt chúng vào một khay nước rồi giữ lạnh trong ngăn đá tủ lạnh. Việc làm này của bạn không uổng phí.
Trị cảm lạnh tại nhà với gừng tươi
Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong các gian bếp nhờ hương vị nống ấm, thơm ngon. Gừng tươi còn được biết đến như 1 vị thuốc quý có tính nóng, vị ấm nên hạn chế được các virus gây cảm lạnh. Y học hiện đại cũng chứng minh, chất glycine, acid glutamic,… có trong gừng tươi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, sát khuẩn và giải quyết rất tốt các triệu chứng: ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,… thường gặp ở người bị cảm lạnh.
Cách trị cảm lạnh với gừng tươi cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể ăn gừng sống trực tiếp, cho gừng vào các món ăn hoặc uống 1 – 2 tách trà gừng ấm mỗi ngày. Chẳng mấy chốc, tình trạng cảm lạnh khó chịu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Kinh giới Oregano
Đây không chỉ là loại rau gia vị giúp mang đến hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc tuyệt vời với người bị cảm lạnh, cảm cúm, ho. Bạn có thể dùng làm trà hoặc chiết xuất lấy hơi để thành thuốc hít chữa bệnh. Nó cũng có tác dụng chống viêm, điều trị tiền liệt tuyến.
Hạt tiêu đen
Thật dễ dàng có được hạt tiêu đen vì gia vị này có thể thường xuyên có mặt trong gian bếp nhà bạn. Tuy nhiên, công dụng làm giảm đờm do cảm lạnh của tiêu đen thì không phải ai cũng biết. Cách dùng loại gia vị này chữa bệnh vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho thêm nó vào nước dùng xương hay nước canh trong thời tiết lạnh giá và tận hưởng lợi ích.
Cách chữa cảm lạnh hiệu quả với tỏi
Cũng giống như gừng tươi, tỏi là loại gia vị có đặc tính chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp điển hình trong số đó là tình trạng cảm lạnh mỗi khi mùa đông tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong củ tỏi có chứa allicin là hoạt chất được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên với khả năng chống chọi và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn nhờ đó tiêu diệt được các tác nhân gây cảm lạnh. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở cảm lạnh.
Bạn có thể ăn trực tiếp 2 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày, cho tỏi vào thực đơn ăn uống, uống trà tỏi hoặc nấu súp tỏi với dầu ô liu để tạo thành một bài thuốc thiên nhiên trị cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả.
Tía tô
Cây tía tô không chỉ chữa cảm lạnh hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc. Bạn chỉ cần lấy 20g lá cây tía tô tươi, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Hoặc: Dùng tía tô tươi 15-20g , gừng tươi 6-10g , đường đỏ 20-30g. Cho gừng và tía tô cùng 300ml nước, đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút sau đó cho đường vào khuấy đều rồi đổ ra bát uống khi còn ấm nóng.
Quế
Quế vừa là một gia vị nhưng cũng là một dược liệu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm giúp chiến đấu và ngăn ngừa cảm lạnh. Cụ thể hơn, quế được sử dụng để làm ấm cơ thể, làm giảm tắc nghẽn nhầy rõ ràng do cảm lạnh và cảm cúm. Quế được sử dụng trong thức ăn hoặc dưới dạng bột trộn mật ong. Quế an toàn với hầu hết mọi người nhưng phụ nữ mang thai không nên sử dụng để làm thuốc.
Dùng mật ong nguyên chất
Khi nhắc đến các các trị cảm lạnh từ thiên nhiên thì mật ong là một trong những “ứng cử viên sáng giá” tuyệt đối không thể bỏ lỡ. Mật ong vừa dễ tìm, vừa cho hiệu quả tốt lại mang đến vô vàn công dụng với sức khỏe con người.
Không chỉ thơm ngon thuần khiết, trong mật ong có chứa tới hơn 70 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Magie, natri, canxi,… và hàm lượng vitamin dồi dào như: B1, B2, B5, vitamin K, C, E đặc biệt là hoạt chất carotene quý hiếm. Các dưỡng chất này vừa có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn nhờ đó giải quyết tốt tình trạng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, ngứa rát cổ họng – triệu chứng phổ biến của cảm lạnh.
Bạn nên tăng cường sử dụng mật ong vào các món ăn hoặc có thể kết hợp gừng và mật ong bằng cách pha trà gừng và cho thêm 1 thìa nhỏ mật ong nguyên chất. Cách làm này không chỉ giải quyết tình trạng cảm lạnh hiệu quả mà còn giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hành hoa
Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.
Dùng hành hoa 7 cọng, gừng tươi 6-8g, gạo nếp 80g. Gạo đổ nhiều nước nấu thành cháo. Hành thái nhỏ, gừng băm nhuyễn. Cháo chín thì cho gừng hành vào đun vài phút rồi đổ ra bát ăn nóng để ra mồ hôi.
Sả
Sả là cây gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn dân tộc, cũng là vị thuốc Đông y phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, cây sả vị cay, tính ấm vào 2 kinh: Phế và vị, Được dùng làm thuốc trong các chữa cảm lạnh, ho do lạnh... Bạn có thể dùng 5-6 củ sả tươi hoặc một muỗng sả khô hãm với nước sôi để dùng. Bạn cũng có thể sử dụng loại thảo mộc nhẹ nhàng này trong bồn tắm bằng cách đựng trong túi một lượng sả đã được cắt nhỏ rồi thả vào nước nóng.
Nước dừa
Nước dừa không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp nhiều chất điện giải cho cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể uống thêm nước dừa để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Ngoài ra, nước dừa còn có thành phần chứa axit caprylic và axit lauric có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn.
Quả chanh
Dùng nước ấm giúp làm ấm và dịu cổ họng; chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng; mật ong có tác dụng kháng khuẩn. Khi kết hợp 3 nguyên liệu này, nước chanh, mật ong nóng sẽ giúp giảm đau họng, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Quả cam
Bạn cũng có thể thay thế cam bằng quýt, chanh, bưởi, kiwi hoặc uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C cũng giúp hết cảm dễ dàng nhé.
Củ nghệ
Nghệ là một trong những nguyên liệu được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội, giúp giảm nghẹt mũi, viêm xoang mũi, từ đó, giúp người bệnh dễ thở hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng nghệ bằng cách trộn ¼ muỗng cà phê bột nghệ pha với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày.
Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C |
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý |
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh |