Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ Cây màng tang - nguồn tài nguyên quý báu |
Đặc điểm cây ngải cau
Cây ngải cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ. Lá 3 - 6 hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau. Cụm hoa 3 - 5 hoa nhỏ màu vàng.
Thân, rễ được sử dụng làm thuốc và được thu hái quanh năm. Củ, rễ của cây ngải cau được rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo rồi sau đó được đem đi phơi hoặc sấy khô.
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin.
Một số vùng đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục ....
Một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, rồi vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ. Ngoài ra người ta còn dùng chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bài thuốc sử dụng ngải cau
Trị rối loạn tiêu hóa.
Ngải cau 12g, phơi khô, sao vàng, sắc với 200ml nước. Uống trong ngày.
Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng.
Ngải cau 10g, sâm bố chính 12g, trâu cổ 12g, câu kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộc 12g, hoài sơn 12g, cáp giới 12g, cam thảo nam 8g, ngũ gia bì 8g. Những vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô, sắc với 750ml nước. Uống trong ngày, chia làm 2 lần.
Điều trị chứng tăng huyết áp.
Ngải cau 12g, ba kích 12g, dâm dương hoắc 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, đương quy 12g. Những vị thuốc trên sắc với 450ml nước. Uống trong ngày, chia làm 2 lần.
Trị tê thấp, đau nhức toàn thân.
Ngải cau 20g, hà thủ ô 20g, hy thiêm 20g. Những vị thuốc trên thái nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
Lưu ý: Những người bị âm hỏa thì không nên dùng. Khi áp dụng những bài thuốc trên thì cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ đông y.
Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa |
Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ |
Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C |