Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cách làm đẹp da mặt bằng dưa leo cực hiệu quả Mẹo chọn dưa leo tươi ngon, không bị đắng Nước dưa leo không mùi, ít vị giúp xương chắc khoẻ, giảm nguy cơ ung thư

Đặc điểm của cây dưa leo

Dưa leo còn được gọi là dưa chuột thuộc họ Bầu bí. Cây dưa leo mọc bò, toàn thân có lông. Thân có nhiều cành, có góc. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thuỳ hình hơi ba cạnh, mép có lông đứng. hoa đơn thính, màu vàng, mọc 2-3 ở nách lá.

Quả dưa leo có hình thuôn dài, hình trụ hai hơi ba cạnh, nhẵn hoặc hơi có bướu nhỏ, có thể dài 10-36cm, màu lục hay lục vàng nhạt, vàng hay vàng nâu. Hạt nhiều, hình trứng, trắng, dai, bóng.

Cây Dưa leo được trồng nhiều ở Việt Nam
Cây dưa leo được trồng nhiều ở Việt Nam

Cây dưa leo được trồng ở nhiều nước nhiệt đới cũng như ôn đới. Ở Việt Nam, dưa leo được trồng ở hầu hết các tỉnh thành.

Cây dưa leo có thể hái quả ngay từ lúc quả còn xanh, dùng ngâm dấm hay đợi thật lớn và chín vàng mới hái.

Quả và lá của cây dưa leo đều có thể dùng làm thực phẩm, cũng như có thể làm phương thuốc dân gian.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Dưa leo được dùng làm thực phẩm, bài thuốc dân gian

Thành phần hóa học

Dưa leo chứa tới 95 - 97% nước, 0,8% protit, 3% gluxit, 0,7% xenlulozo, 0,5% tro, trong đó 23 mg% canxi, 27mg%P, 1mg% Fe. Dưa chuột còn chứa vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,3mg%, vitamin B1 0,03mg%, B2 với tỷ lệ 0,04mg%, vitamin PP 0,1mg% và Vitamin C 5mg%. Ngoài viatamin A và C, trong dưa chuột còn chứa một lượng quan trọng sắt, mangan, iot và thiamin.

Một số loại dưa leo có thể có vị nhẹ thơm vì chứa một phần aldehyde không bão hòa, chẳng hạn như (E, Z) -nona-2,6-dienal, và cis - và xuyên - đồng phân của 2 nonenal. Vỏ dưa chuột có vị hơi đắng là do cucurbitacin, colocynthine. Hạt Dưa leo chứa một akaloid gọi là poxanthine có tác dụng trừ giun.

Công dụng của cây dưa leo

Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong thành phần của dưa leo có những chất vừa cung cấp chất dinh dưỡng cao, vừa được ứng dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, vừa được ứng dụng trong làm đẹp.

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

Trong 300gr dưa leo chưa gọt vỏ sẽ chứa những chất sau: Calo, tổng chất béo, tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C, vitamin K, magie, kali, mangan.

Ngoài ra, dưa leo có hàm lượng nước cao. Trên thực tế, dưa leo được tạo thành từ khoảng 96% nước.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Dưa leo là món ăn thường ngày trong các bữa ăn của người Việt

Giá trị thẩm mỹ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra các chất dinh dưỡng của dưa leo có nhiều lợi ích cho da. Đắp dưa chuột thái lát trực tiếp lên da có thể giúp làm mát và dịu da, giảm sưng tấy, kích ứng và giảm tình trạng da bị cháy nắng. Dưa leo thái lát để lên mắt có thể làm giảm bọng mắt vào buổi sáng.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Dưa leo dùng để làm đẹp

Giá trị đối với y học cổ truyền

Trong dưa leo có những chất được ứng dụng trong y học cổ truyền, được dùng để chữa một số bệnh:

Chữa bệnh mỡ máu: Dưa leo 250 g, nấm mèo đen ngâm nước 50 g; dầu ăn, muối, hành hoa, gừng băm mỗi thứ vừa đủ. Dưa leo xắt lát. Bắc chảo lên bếp, cho dầu, hành, gừng phi thơm, thêm dưa leo, nấm mèo đen đảo nhanh, thêm muối xào chín.

Chữa bệnh đái tháo đường: Dưa leo 250g, tỏi băm 30g; nước tương, giấm, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Dưa leo xắt lát, chứa trong thau. Tỏi băm, nước tương, giấm, dầu mè làm xốt rồi trộn vào dưa chuột làm gỏi.

Chữa xơ vữa động mạch: Dưa leo 1 trái, cà chua 1 trái. Rửa sạch, xắt lát; thêm muối, đường trắng, giấm để trộn gỏi.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh thận: Dưa leo 300g, bình quả (loại táo to nhập khẩu từ nước ngoài) 200g, chanh 100g. Dưa leo và táo gọt bỏ vỏ, chanh để nguyên vỏ, bỏ hạt, tất cả thái lát đem ép lấy nước, pha thêm một chút muối, uống trong ngày.

Cổ họng sưng đau: Chọn một quả dưa leo già, bỏ hết hạt, thêm mang tiêu (một loại muối dùng nhiều trong đông y) vào cho đầy ruột quả, trộn đều phơi trong mát cho khô.

Ngăn ngừa ung thư: Dưa leo có thể ngăn ngừa ung thư nhờ chứa chất cucurbitacin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Và Dưa leo là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi tổn thương bởi các gốc tự do gây ra.

Sức khoẻ của xương: Vitamin K có trong dưa leo giúp xương được chắc khỏe. Vitamin K giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Dưa leo cũng có chứa canxi, magie, silic - những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. Ăn Dưa leo có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Ngăn ngừa mất nước: Thành phần dưa leo chứa đến 96% nước và chúng cũng chứa các chất điện giải quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa mất nước trong thời tiết nóng hoặc sau khi tập luyện.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Dưa leo bổ sung nước và chất điện giải

Ăn dưa leo hoặc uống nước ép giúp cung cấp nước cho cơ thể và giảm các triệu chứng như khô miệng, khát nước, đau đầu, và mệt mỏi.

Chứa chất chống oxy hoá: Dưa leo chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid và tanin, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do có hại và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính liên quan đến bệnh ung thư, bệnh tim, phổi.

Hỗ trợ giảm cân: Dưa leo có lượng calo thấp, chỉ khoảng 16 calo với khối lượng 100gr. Điều này có nghĩa là bạn có thể ăn nhiều dưa leo mà không nạp thêm quá nhiều calo vào cơ thể.

Dưa leo cũng có hàm lượng nước cao và chứa xơ, giúp làm đầy dạ dày và làm giảm cảm giác đói. Thêm dưa leo vào khẩu phần ăn hoặc uống nước ép, có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo tiêu thụ và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Ăn dưa leo giúp giảm cân

Tăng cường sức khoẻ đường ruột: Ăn dưa leo có thể giúp hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên. Hàm lượng nước cao trong Dưa leo sẽ giúp cung cấp nước cho ruột và tránh tình trạng bị táo bón. Chất xơ sẽ kích thích hoạt động của ruột và làm mềm phân, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Dưa leo cũng có chứa pectin, một loại xơ hòa tan có khả năng tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lưu ý khi sử dụng dưa leo

Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng dưa leo cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều hoặc không phù hợp với cơ địa. Sau đây là một số tác hại của dưa leo mà bạn cần lưu ý:

Cơ thể mất nước: Dưa leo có tính lạnh, nếu ăn quá nhiều dưa leo hoặc uống quá nhiều nước ép dưa leo, bạn sẽ đi tiểu nhiều và có thể bị mất nước do lượng nước bài tiết ra nhiều hơn lượng nước bổ sung vào. Thậm chí với người thận yếu nếu ăn quá nhiều có thể hay bị vãi tiểu và nguy cơ liệt dương.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Ăn nhiều dưa leo có thể gây mất nước

Chất cucurbitin có tác dụng lợi tiểu nhẹ, nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng sẽ khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Bạn chỉ nên ăn dưa leo với lượng vừa phải để tránh tình trạng này.

Cảnh giác với vị đắng của dưa leo: Bạn cần phải cảnh giác với vị đắng của dưa leo. Dưa leo có vị đắng do chứa cucurbitacin hoặc điều kiện trồng không thuận lợi, như thiếu nước, thiếu phân bón, hoặc bị sâu bệnh. Nếu ăn Dưa leo có vị đắng, bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng, hoặc tiêu chảy, thậm chí là nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Gây dị ứng: Tuy là loại quả rất phổ biến và phù hợp cho tất cả mọi người nhưng vẫn có một số người bị dị ứng khi ăn dưa leo. Các triệu chứng của dị ứng thường diễn ra ở khoang miệng như gây ra ngứa hoặc bị sưng khoang miệng. Nếu bạn bị dị ứng với Dưa leo, bạn nên tránh ăn hoặc nấu chín thay vì ăn sống.

Tăng nguy cơ lão hoá sớm: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây lão hóa. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong dưa leo rất cao và nếu cơ thể nạp quá nhiều vitamin này sẽ gây ra tác dụng ngược. Nếu bạn đắp dưa leo lên da quá thường xuyên hoặc quá lâu, bạn có thể bị mất đi lớp sừng bảo vệ da, làm cho da bị khô, nhăn, và dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Nhức đầu và khó thở: Dưa leo có tới 96% là nước, và nếu bạn nạp quá nhiều nước vào cơ thể nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim. Đồng thời lượng nước quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Hậu quả là bạn sẽ bị nhức đầu và cảm thấy khó thở.

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Ăn nhiều dưa leo có thể gây nhức đầu và khó thở

Tăng các triệu chứng các bệnh về hô hấp: Dưa leo có chứa cucurbitacin - một loại hợp chất gây viêm. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa leo hoặc có cơ địa nhạy cảm với cucurbitacin, bạn có thể bị kích thích niêm mạc họng và phổi, gây ra các triệu chứng như ho, khạc đờm, viêm họng, hoặc viêm phổi. Bạn không nên ăn dưa chuột nếu bạn có bệnh về hô hấp.

Dư thừa kali: Dưa leo có chứa nhiều kali, đặc biệt là ở phần vỏ. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa leo, bạn có thể bị dư thừa kali trong máu dẫn đến các vấn đề như nhịp tim bất thường, yếu cơ, hay suy thận. Dư thừa kali cũng gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.

Gây đầy hơi và phù: Chất cucurbitacin khó tiêu đặc biệt với những người có cơ địa tiêu hóa nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều dưa leo sẽ dẫn đến chất xơ và nước bị tích tụ lại trong đường ruột, không tiêu hóa được. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và phù.

Gây khó chịu cho phụ nữ đang mang thai: Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng dưa leo có những tác hại đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gây khó chịu như đi vệ sinh nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng do dư thừa chất xơ.

Những lưu ý khi ăn dưa leo

Cây Dưa leo - Dược liệu cho mùa hè
Lưu ý khi ăn dưa leo

Dưa leo có những tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa leo sẽ cũng không tốt cho sức khoẻ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng dưa leo:

- Mua dưa leo tại điểm bán đảm bảo an toàn thực phẩm, lựa chọn những quả Dưa leo tươi ngon, cắt bỏ phần cuống và gốc trước khi ăn.

- Rửa sạch dưa leo trước khi ăn hoặc chế biến.

- Ăn dưa leo vừa phải, khoảng một đến hai quả một ngày, và không ăn Dưa leo khi đói hoặc trước khi đi ngủ để tránh gây đầy hơi và khó tiêu.

- Nhai kỹ dưa leo để giúp tiêu hóa tốt hơn và tránh gây đầy hơi và phù.

- Tránh ăn dưa leo có vị đắng.

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng dưa leo làm sao cho đúng. Hy vọng những thông tin mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cung cấp cho bạn đọc, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của Dưa leo và cách sử dụng hiệu quả loại quả này.

Lưu ý, những bài thuốc kể trên của quả dưa leo chỉ mang tính tham khảo, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.

Dưa chuột - Thực phẩm giúp làm đẹp, giảm cân và phòng ngừa bệnh tật Dưa chuột - Thực phẩm giúp làm đẹp, giảm cân và phòng ngừa bệnh tật
Món ăn chống ngán ngày Tết, bác sĩ khuyên không nên lạm dụng kẻo rước bệnh Món ăn chống ngán ngày Tết, bác sĩ khuyên không nên lạm dụng kẻo rước bệnh
Dưa vàng Đồng Quê Dưa vàng Đồng Quê
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt mà còn là dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng Quế đúng cách và liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C

Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C

Cây thù lù là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tất cả bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc.
Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ

Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ

Cỏ sữa lá to là một vị thuốc quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh là loại cây cỏ dại dễ tìm, dễ kiếm nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ.
Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cỏ luồng là một loại cây mọc hoang phổ biến ở Việt Nam. Cây tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay là dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy sử dụng cây móng tay một cách thông minh để tận hưởng trọn vẹn giá trị của nó.
Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng là cây thân thảo ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, loại cây này mọc hoang dã phổ biến ở Việt Nam.
Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa, còn gọi là nhẫn đông hoa, nhị bảo hoa, song bào hoa, kim đằng… là một loại cây leo bằng thân quấn, là loại dược liệu giải độc hiệu quả.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo không chỉ được trồng để sử dụng làm hàng rào tại các vườn hoa ở vùng trung du và đồng bằng mà còn có tác dụng làm thuốc.
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cây mướp khía không chỉ đóng vai trò là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà còn là một bài thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…
Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi là một loài cây dân dã mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy không có vẻ ngoài nổi bật, cây chìa vôi lại sở hữu nhiều công dụng cho xương khớp và các bệnh ngoài da.
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc, có nhiều tác dụng với các bệnh ngoài da, thận, dạ dày …
Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan …
Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả của cây sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động