Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ? Những lợi ích tuyệt vời của hành tăm Cây mâm xôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên |
Đặc điểm của cây đuôi chồn
Cây đuôi chồn còn được gọi với nhiều tên khác như: cây ráng vệ nữ có đuôi, cây thần đuôi, cây thiết tuyến thảo, cây đuôi cáo,... Đây là loài cây có nguồn gốc từ khu vực châu Á và châu Phi. Hiện nay, tại Việt Nam, cây đuôi chồn thường mọc hoang ở các vùng miền núi ẩm ướt. Đồng thời, cây cũng được nhân giống và trồng phổ biến nhờ hình dáng độc đáo.
![]() |
Cây đuôi chồn. |
Cây đuôi chồn có hình dáng giống như đuôi của loài chồn hoặc cáo, với chiều cao trung bình khoảng 1,5 m. Mỗi cây thường có từ 3 đến 5 cành nhỏ, mỗi cành có khoảng 5 lá. Lá cây hình kim, mọc thành chùm, có cuống dài từ 5 đến 15 cm. Lá có màu xanh đậm, phủ lớp lông mềm và có các khía sâu ở mép trên.
Hoa của cây đuôi chồn có màu tím, tỏa ra mùi hương thơm dễ chịu. Hoa thường nở vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, mọc thành chùm dài từ 15 đến 20 cm, tập trung chủ yếu ở phần ngọn cây. Rễ cây khá ngắn, có màu trắng muốt.
Quả của cây đậu, có màu đen bóng và thường gồm từ 3 đến 5 đốt. Trong số hơn 10 loài thuộc chi Uraria Des. được biết đến tại Việt Nam, cây đuôi chồn quả đen là một trong những loài có sự phân bố rộng rãi nhất.
Cây đuôi chồn sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, nhưng có thể thu hái quanh năm. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Sau khi thu hoạch, cây được rửa sạch, phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo.
Cây đuôi chồn phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi (ở độ cao khoảng 1.300 m trở xuống), trung du và đôi khi ở cả đồng bằng. Trên thế giới, loài cây này xuất hiện tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Đuôi chồn quả đen là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, nhưng cũng có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc xen lẫn trong các trảng cỏ cao, đồi cây bụi, rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng thông, bờ nương rẫy, hoặc trong các lùm bụi quanh làng ở vùng trung du và đồng bằng. Đặc biệt, cây có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất, kể cả đất chua và nghèo dinh dưỡng ở các rừng thông.
Cây ra hoa và quả hàng năm, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và có thể mọc lại từ phần còn sót sau khi bị chặt phát.
Thành phần hóa học
![]() |
Cây đuôi chồn chứa nhiều thành phần hóa học có lợi. |
Cây đuôi chồn chứa nhiều thành phần hóa học có lợi, bao gồm: acid galic, đường, tinh dầu, tanin và chất đắng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây đuôi chồn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
Chống viêm: Cây đuôi chồn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và virus gây ra.
Chữa lành vết thương: Các hoạt chất chiết xuất từ cây giúp tăng sinh tế bào nội mô, bảo vệ cơ thể và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng.
Kháng khuẩn: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dưỡng chất trong cây đuôi chồn có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nhờ đó, cây được sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu và các bệnh lý đường hô hấp như ho nhiều hoặc long đờm.
Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, cây đuôi chồn có tính bình, vị đắng, quy vào kinh Phế và Thận. Cây có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc, và chỉ huyết sinh cơ. Vì vậy, từ lâu cây đã được người dân Trung Quốc sử dụng để chữa các bệnh như sưng vú, lỵ, vết thương do cháy bỏng hoặc ngoại thương xuất huyết.
Lá đuôi chồn quả đen có thể được dùng làm rau ăn. Toàn cây dược dùng chữa cảm lạnh, ho; bệnh giun chỉ và sốt rét; trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng nôn ra máu, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng mỗi ngày 30 – 50g toàn cây, sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy lá, hoa và rễ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên trị mụn nhọt, sưng đau.
Ở Indonesia, rễ (có thể dùng toàn cây) được dùng chữa kiết lỵ, ta chảy; lá tươi rửa sạch, giã nát đắp ngoài chữa lách hoặc gan sưng to, mụn mủ, áp xe, hoa được dùng chữa mụn nhọt; toàn cây được dùng làm phân xanh [Medicinal Herb Index, 1995: 131)
Ở Ấn Độ và Malaysia, nước sắc lá đuôi chồn quả đen làm ngừng la chảy, có tác dụng tẩy giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi (flatulence), dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Lá tươi giã nát, lấy dịch tẩm đều lên tóc để diệt chấy, giã nát đắp lên người chỗ gan hoặc lách sưng to. Hoa được dùng để trị mụn mủ hoặc sần sau khi bị thuỷ đậu [Chopra et al., 1998: 98), [Perry et al., 1980: 228].
Cây đuôi chồn thường được dùng dưới dạng sắc uống hoặc đắp ngoài. Đối với dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc khô với liều dùng mỗi ngày từ 5 – 10 gram. Còn trường hợp dùng dưới dạng đắp ngoài, liều lượng không cố định, tùy vào vị trí cần đắp.
![]() |
Cây đuôi chồn thường được dùng dưới dạng sắc uống hoặc đắp ngoài. |
Bài thuốc kinh nghiệm từ cây đuôi chồn
Điều trị ho và long đờm ở trẻ
Sử dụng 5 – 10 gram cây đuôi chồn sắc thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Làm thuốc lợi tiểu và hạ sốt
Sử dụng 5 – 10 gram cây đuôi chồn khô, sắc với 3 bát nước. Chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày giúp giảm sốt và lợi tiểu.Chữa rắn cắn
Hái một nắm lá cây đuôi chồn, rửa sạch, giã nát và đắp lên miệng vết thương.
Điều trị chứng đái rắt, bí đái hoặc đái són
Dùng 15g cây đuôi chồn, 15g xa tiền tử, 15g mộc thông sắc chung và uống liên tục 3 – 7 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa phong thấp
Ngâm rượu: Dùng 50g cây đuôi chồn, rửa sạch và ngâm trong 500ml rượu trắng trong 1 tháng. Mỗi ngày uống 30ml giúp giảm đau nhức phong thấp.
Sắc uống: Dùng 30 – 50g cây đuôi chồn, sắc nước uống, chia làm 3 lần sau các bữa ăn sáng, trưa, tối. Uống liên tục khoảng 2 tuần để phát huy tác dụng.
Kết hợp với các thảo dược như gối hạc, hy thiêm, quế chi, phòng phong để điều trị đau nhức xương khớp.
Chữa mụn mủ, nốt sần sau thủy đậu
Nghiền nát cụm hoa cây đuôi chồn với dầu dừa, rồi bôi lên chỗ bị tổn thương.
Chữa sỏi tiết niệu ở trẻ em
Dùng 9 gram cốc tinh thảo, 6 gram cây đuôi chồn, sắc chia làm 2 – 3 phần và cho trẻ uống.
Lưu ý khi sử dụng cây đuôi chồn làm thuốc
Phụ nữ có thai không nên sử dụng đuôi chồn quả đen. Cây đuôi chồn có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, nhưng để đạt hiệu quả và tránh tác dụng phụ, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định từ thầy thuốc.
![]() |
![]() |
![]() |