Cây đuôi chồn và những bài thuốc chữa bệnh Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón Trúc nhự – Vị thuốc quý từ thân tre trong kho tàng y học cổ truyền |
Đặc điểm của cây tai chuột
Cây tai chuột, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây hạt bí, mộc tiền, muối qua, qua tử kim,... có tên khoa học là Dischidia acuminate Cost, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
![]() |
Cây tai chuột, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây hạt bí, mộc tiền, muối qua, qua tử kim,... |
Đây là loài thực vật dây leo, sống phụ sinh, thường bám vào đá, vách núi hoặc các cành cây khác. Thân cây leo bám và rủ xuống, toàn thân chứa nhựa mủ màu trắng đục – một đặc điểm nhận biết khá dễ dàng.
Lá của cây mọc đối xứng, hình dáng giống tai chuột – chính vì đặc điểm này mà cây được gọi với tên quen thuộc là "tai chuột". Ngoài ra, hình dáng lá cũng tương tự hạt bí, nên còn có tên gọi khác là "hạt bí". Lá cây có màu xanh nhạt, mặt trên bóng, chiều dài từ 1–2 cm, rộng khoảng 8–10 mm.
Cây cho hoa nhỏ màu trắng, thường mọc tập trung tại các kẽ lá. Đài hoa có răng cưa nhỏ, tràng hoa phình to phía dưới với năm thùy có lông. Tràng phụ ngắn, nhị nhụy nhỏ hình nón. Quả gồm hai đại thẳng, bên trong có các hạt được phủ bởi lớp lông mịn. Thời điểm ra hoa kết quả tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm.
Cây tai chuột sinh trưởng chủ yếu trên các cây gỗ, bụi cây hoặc vách đá, đặc biệt phổ biến dọc theo các bờ suối thuộc rừng thứ sinh. Tại các khu vực đồng bằng và đô thị, loại dược liệu này cũng dễ dàng bắt gặp trên những thân cây cổ thụ, thường mọc lẫn với một số loài dương xỉ nhỏ và lan san hô.
Toàn cây tai chuột đều có thể được sử dụng làm thuốc. Người dân thu hái cây quanh năm, sau đó đem thái nhỏ, sao vàng hoặc dùng tươi. Cây cũng có thể được phơi khô để bảo quản và sử dụng dần. Khi bảo quản, cần để nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và ánh nắng trực tiếp.
Cây tai chuột mọc hoang phổ biến ở các vách đá, vách núi tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây ít gặp trong tự nhiên nhưng hiện đã được người dân trồng làm cây cảnh và thảo dược quý.
Thành phần hóa học
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu khoa học chính thức nào công bố nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của cây tai chuột.
Theo y học cổ truyền
Dược liệu có vị hơi chua, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tai chuột có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu phù và sát trùng. Cây có thể được sử dụng theo đường uống hoặc dùng ngoài.
![]() |
Dược liệu tai chuột có vị hơi chua, tính mát. |
Cả cây được phối hợp với các thảo dược khác như dây đau xương, lá mã đề, lá mò trắng, lá đậu ván trắng – mỗi vị từ 20–30g. Các nguyên liệu được giã nhỏ, trộn với nước vo gạo, đắp tại chỗ để điều trị viêm hạch cổ, ngày một lần.
Ngoài ra, cây còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như phỏng, chín mé, thối tai, bệnh lậu. Tuy nhiên, do Y học hiện đại chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về loại dược liệu này, nên việc sử dụng vẫn cần thận trọng và có hướng dẫn y tế rõ ràng.
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây tai chuột
Chữa phù thũng: Dùng thài lài tía, rễ cỏ xước, lá tai chuột và bông mã đề – mỗi vị một nắm. Sao qua rồi sắc lấy nước uống. Ngày dùng một thang cho đến khi khỏi.
Điều trị viêm tiết niệu, khí hư, tiểu buốt: Dùng tai chuột 40g; rễ cỏ tranh và lá bạc thau mỗi thứ 30g. Sắc với 400ml nước còn 100ml để uống.
Giảm ho, long đờm: Dùng lá táo chua 40g và tai chuột 30g. Nấu nước uống trong ngày.
Chữa áp xe, viêm tấy: Dùng cây tai chuột tươi, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng đau nhức cho đến khi khỏi.
Chữa hôi tai: Dùng lá hà thủ ô trắng và lá tai chuột, mỗi thứ một ít. Giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai.
Lưu ý khi sử dụng cỏ tai chuột
Người dùng cần lưu ý phân biệt cỏ tai chuột với một loại dược liệu khác có tên gọi tương tự là mạch lạc đuôi chuột – thường được sử dụng trong điều trị tiểu đường. Ngoài ra, do có nhiều giống cây tai chuột, việc xác định chính xác tên khoa học là điều cần thiết để sử dụng đúng theo chỉ định của y học cổ truyền.
Trong khi y học phương Tây vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng chữa bệnh của cây tai chuột, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người sử dụng cần:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Không tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh lý khác bằng thuốc tây.
Cỏ tai chuột là loại dược liệu có tính mát, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh về đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu đục, cũng như các vấn đề ngoài da như áp xe, sưng tấy. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ thảo dược nào cũng cần có sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ hoặc lương y có chuyên môn, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
![]() |
![]() |
![]() |