Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen Phân biệt đột quỵ và đột tử 33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện |
Ngày 8/4, Đồn Biên phòng Tri Lễ (huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết các y, bác sĩ của đơn vị phối hợp cùng Trạm Y tế xã Tri Lễ đã kịp thời cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón.
Nạn nhân là anh V.C.D (33 tuổi, trú tại xã Tri Lễ), được gia đình đưa đến Trạm Y tế xã trong tình trạng nguy kịch do ăn phải lá ngón. Khi đến nơi, anh D có biểu hiện khó thở, ý thức mơ hồ.
![]() |
Thiếu tá Đức (giữa) cùng đồng đội làm hỗn hợp nước cây chuối và rau má để cứu người ngộ độc lá ngón. Ảnh: Hùng Lê |
Ngay lập tức, Thiếu tá - bác sĩ Lê Anh Đức, quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ kiêm Trạm trưởng Trạm Y tế xã, đã tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân bằng phương pháp kết hợp bài thuốc dân gian với kháng sinh. Sau khoảng 1 giờ điều trị vào sáng 7/4, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo và có thể ăn uống trở lại.
Đến tối cùng ngày, anh D hồi phục hoàn toàn và được người thân đưa về nhà để tiếp tục theo dõi, chăm sóc.
Thiếu tá Lê Anh Đức cho biết, bài thuốc dân gian được các y, bác sĩ áp dụng trong trường hợp ngộ độc lá ngón gồm nước chiết từ thân cây chuối và rau má giã nhuyễn. Sau khi giã nhỏ các nguyên liệu và vắt lấy nước, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu bằng cách kích thích để bệnh nhân nôn hết thức ăn trong dạ dày.
Trường hợp bệnh nhân khó nôn, có thể thả 2 – 3 con nhái bén còn sống vào nước thuốc để tạo mùi tanh, giúp kích thích phản xạ nôn. Nếu bệnh nhân không thể há miệng hoặc không nuốt được, sẽ sử dụng từ 3 – 5 lít nước thuốc để xông vào dạ dày, tạo phản ứng nôn tự nhiên.
Sau khi làm sạch dạ dày, bác sĩ tiếp tục bơm khoảng 300 ml nước thuốc vào dạ dày, kết hợp với các biện pháp hồi sức cấp cứu nhằm ổn định tình trạng bệnh nhân.
![]() |
Lá nogns. (Ảnh minh họa) |
Cũng theo Đồn Biên phòng Tri Lễ, kể từ năm 2016 đến nay, nhờ áp dụng bài thuốc dân gian kết hợp y học hiện đại, Thiếu tá - bác sĩ Lê Anh Đức cùng đội ngũ quân y đã cứu sống 26 trường hợp người dân bị ngộ độc lá ngón.
Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, ông Lữ Văn Cương, xác nhận bài thuốc dân gian do Thiếu tá Đức sử dụng thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giải độc cho các nạn nhân trúng độc lá ngón, góp phần bảo vệ tính mạng người dân địa phương.
Ông Cương cũng cho biết "Vùng này lá ngón mọc rất nhiều, đây là loại cây rất độc. Ngoài một số ít người vô tình ăn, uống phải nước lá ngón, một số người đã sử dụng loại lá này để quyên sinh khi gặp chuyện buồn. Với bài thuốc dân gian trên, thiếu tá Lê Anh Đức đã phối hợp với trạm y tế xã cứu sống được nhiều người".
![]() |
![]() |
![]() |