Trong nửa tháng giá ngao giảm một nửa, ngao chất lượng quốc tế cũng bí đầu ra Triển vọng lớn từ xuất khẩu nghêu 8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày |
Ngao được chế biến thành các món ăn có lợi sức khỏe, vì vậy đây là thực phẩm được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng trong thực đơn ăn uống của gia đình. Với các chất dinh dưỡng có trong ngao, các nhà khoa học đã chứng minh ăn ngao đúng cách còn giúp phòng chống một số bệnh. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu hơn tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng ngao là món ăn hàng ngày.
Đặc điểm của ngao
Ngao hay nghêu là tên gọi dùng để chỉ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nhuyễn thể) thuộc họ veneridae chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn cao, nhiều đất cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ngao có thân hình tròn, màu trắng hoặc vàng nhạt.
Ngao |
Tác dụng của ngao
Theo các nghiên cứu, ngao là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, sử dụng ngao đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như:
Phòng chống thiếu máu do thiếu sắt: So với hàm lượng sắt có nguồn gốc từ thực vật, sắt từ động vật được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Trong khi đó, ngao là loại hải sản rất giàu sắt, ăn thường xuyên có thể giúp cơ thể ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, khi bổ sung sắt từ động vật, bạn phải ăn vừa phải các loại thực phẩm chứa vitamin C, vitamin nhóm B, axit folic để thúc đẩy quá trình tổng hợp và hấp thu sắt tốt hơn.
Chống lão hóa và bệnh Alzheimer: Ngao chứa vitamin E, có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và trì hoãn sự lão hóa của tế bào, do đó đạt được hiệu quả chống lão hóa.
Giảm cholesterol: Chất taurine trong ngao có thể làm giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh như xơ cứng động mạch, bảo vệ thị lực và gan.
Chống phù nề: Cứ 100gr nghêu chứa 104 mg kali, ngoài tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, kali còn giúp cơ thể đào thải natri dư thừa, từ đó giúp hạ huyết áp.
Lưu ý khi sử dụng ngao
Ngao là khi chế biến làm thức ăn, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần phải sử dụng ngao đúng cách, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng ngao.
Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng. Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên cho trẻ ăn con ngao dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn.
Ngao giúp chống phù nề |
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra việc làm này, còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Không nên ăn ngao và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm,... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc.
Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người không nên ăn ngao
Ngao là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn, dưới đây là một số người không nên ăn ngao:
Người bị nhiễm lạnh: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngao có tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh. Nhất là đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.
Người có cơ địa dị ứng: Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.
Người đau dạ dày: Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.
Người bị bệnh gout: Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Người mắc bệnh thận, khó tiêu: Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng nên lưu ý khi ăn ngao.
Bài viết trên đây, đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của ngao cũng như những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Đặc biệt nếu bạn đọc muốn sử dụng ngao với mục đích chữa bệnh cần tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia về y tế.
Món bánh xưa dành cho "nhà nghèo", giờ thành đặc sản lạ được dân thành phố ưa chuộng |
Triển vọng lớn từ xuất khẩu nghêu |
8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày |