Xứ Nghệ mảnh đất đầy nắng và gió nhưng lại thu hút khách du lịch với nhiều địa danh lịch sử, danh làm thắng cảnh nổi tiếng. Không những thế, nơi đây còn làm say lòng du khách với những món ăn đặc sản mang hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Trung. Trong đó, phải nhắc đến một món ăn đơn giản dân dã ngọt ngào như chính tình người nơi đây đó là bánh ngào xứ Nghệ.
Bánh ngào còn có tên gọi khác là bánh mật, đây là thứ bánh đặc sản truyền thống thơm ngon của người dân miền Trung, đặc biệt là ở Nghệ An. Theo người dân địa phương, cái tên "bánh ngào" có lẽ được xuất phát từ cách làm bánh, thay vì nhồi nhân đậu, nhân vừng như bánh trôi ở miền Bắc thì với bánh ngào, mật mía được phủ xung quanh bánh tạo một màu vàng óng đẹp mắt, ngọt ngào. Cũng có những người kể rằng chữ "ngào" bắt nguồn từ hương thơm ngào ngạt của gừng.
Bánh ngào được gọi là món bánh "nhà nghèo" bởi nguyên liệu làm bánh rất rẻ, cứ lúc nào có thời gian nhàn rỗi, người dân lại làm bánh ngào để thưởng thức. Hơn nữa, thứ bánh dân dã này còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống ở miền Trung, trong đó có Tết Nguyên Đán.
Chẳng thế mà ở xứ Nghệ có câu ca:
"À ơi hoa bưởi hương đưa
Bánh ngào ngọt lịm chờ anh thưa một lời".
Cái tên bánh ngào có lẽ xuất phát từ phương pháp nấu bánh độc đáo. Thay vì nhồi nhân, mật mía được dùng nấu nước tạo nên lớp phủ xung quanh bột bánh. Cũng có thể chữ “ngào“ bắt nguồn từ hương thơm “ngào ngạt” của gừng trong ngày đông se lạnh.
Khi tới đất Nghệ, bạn không cần tốn quá nhiều công sức để tìm kiếm món này trong chợ. Ngày nay những gánh hàng rong hay lặn viên nhỏ, không nhân để tiết kiệm. Các mẹ thích ăn hòa hợp, đầy đặn thì ưa có nhân đậu. Không chỉ là món ăn chơi, đặc sản này còn là ký ức đêm 30 của nhiều người con xứ Nghệ. Chỉ cần xuống bếp hương thơm quyến rũ đầy quấn quít lấy đầu mũi.
Nguyên liệu cần có để làm bánh ngào. |
Nguyên liệu làm bánh khá đơn giản, không đắt cũng không khó tìm. Nguyên liệu đầu tiên là bột nếp, nếp làm bánh phải là loại nếp ngon xay nhỏ rồi lọc qua túi vải để lấy được phần bột tinh. Sau đó đem nhồi thật kỹ cho nhuyễn, bột càng nhuyễn thì bánh ăn càng dẻo và ngon. Ngoài bột nếp còn có mật và gừng, mật.
Mật mía xứ Nghệ là nguyên liệu không thể thiếu. |
Thông thường người ta sẽ chọn mật mía, phải chọn loại nguyên chất, có màu vàng đỏ, đậm đà, sánh nhuyễn. Gừng phải chọn loại gừng già để khi nấu có mùi thơm đặc trưng.
Nhào bột |
Món bánh ngào ngày xưa thường được làm có nhân đỗ xanh, ngâm với nước nóng cho tróc vỏ rồi ninh lửa nhỏ cho chín nhừ rồi cho ít đường vào giã nhò và vò lại thành viên nhân bánh. Nhưng ngày nay, món bánh này thường được làm không nhân, để tránh khi ăn không bị mau ngấy khi loại bánh này đã ngọt từ bên ngoài lại ngọt thêm từ bên bên trong.
Vì thế mà những người làm bánh để bán họ không cho nhân một phần là tiết kiệm kinh phí, 1 phần vì để không làm cho khách hàng khi ăn quá bị ngấy. Nhưng để làm ăn ở nhà người ta vẫn làm nhân bánh bằng đẫu xanh để hòa hợp hương vị bên trong lẫn bên ngoài.
Nấu bánh ngào mật mía |
Cũng như chuẩn bị nguyên liệu, các bước làm bánh cũng cực kì đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự khéo léo của người làm bánh. Lấy bột nếp cho vào âu, thêm một ít muối, dầu ăn trộn đều sau đó cho nước nóng vào từ từ từng ít một để không bị nhão bột và trộn đều đến khi thấy hỗn hợp bột vừa đủ ẩm thì dừng lại. Tiếp tục lấy bột ra khỏi âu đặt trên một mặt phảng sạch nhồi bột làm sao cho đến khi bột thành một khối dẻo, mịn màng mà không dính lấy tay là được.
Bột sau khi được nhồn nhuyễn đem bọc kín khối bột vào túi bóng sạch và để bột nghỉ 20 phút. Sau 20 phút lấy ra nặn thành từng viên nhỏ, cho nhân bánh vào giữa. Sau khi làm xong, nấu một nồi nước thật sôi thả từng viên bánh vào luộc chín vừa, rồi vớt bánh ra cho vào âu nước sôi nguội để bánh nguội và không bị dính vào nhau.
Bánh ngào ngon hay không là tùy thuộc vào cách chọn mật và pha mật của người làm bánh. Mật sau khi được mua về sẽ được cho vào nồi và đun sôi trên bếp, nêu không muốn quá ngọt có thể cho thêm một ít nước sôi để mật loãng đi.
Sau đõ chọn những củ gừng già còn tươi đem rửa sạch và giã nhỏ, chia đôi thành 2 phần, 1 phần cho luôn vào nồi mật đang sôi để mật đỡ bị ngán, vừa tạo mùi thơm. Sau đó thả từng viên bánh vớt ra từ âu nước sôi nguội đun nhỏ lửa cho đến lúc sôi.Khi mật đã ngấm vào từng viên bánh thì lấy đũa khuấy nhẹ cho đều bánh và tắt bếp. Cho phần gừng còn lại vào bánh để làm cho mùi vị thanh và không bị ngán.
Từng chiếc bánh tròn nhỏ được múc ra bát hòa quyện với nước mật có màu vàng sóng sánh, bắt mắt cộng với hường thơm của gừng tạo ra một hương vị thơm ngon đặc trưng chỉ có ở xứ Nghệ. Loại bánh này mà được thưởng thức lúc vừa mới được đưa từ trên bếp xuống vào những ngày mưa, trời se se lạng thì không còn gì tuyệt vời bằng. Đến với xứ Nghệ bạn đừng quên món ăn đặc sản dân dã ngọt ngào này nhé.