e magazine
Món bánh đặc sản Huế, xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm

27/11/2022 19:35

Bánh phất vừa là thức quà vặt có thể làm ấm lòng người lỡ bữa, vừa là thứ bánh được hiện diện trong dịp Tết ở những vùng quê nghèo của Huế vài chục năm về trước nhờ vào sắc màu bắt mắt và mùi vị thơm ngon.

MÓN BÁNH ĐẶC SẢN HUẾ, XƯA LÀ THỨ QUÀ DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO,NAY THÀNH CỦA HIẾM CÓ KHÓ TÌM

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm

Bánh phất vừa là thức quà vặt có thể làm ấm lòng người lỡ bữa, vừa là thứ bánh được hiện diện trong dịp Tết ở những vùng quê nghèo của Huế vài chục năm về trước nhờ vào sắc màu bắt mắt và mùi vị thơm ngon.

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm
Công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh phất là khâu căn bột lọc làm vỏ bánh. Muốn bánh giòn mà dai, trong đến mức có thể nhìn xuyên qua bên kia và để được lâu thì người làm phải căn bột trước đó 2 ngày.

Ẩm thực Huế đa dạng đến mức có rất nhiều loại bánh mà giờ đây đã thất truyền hoặc không còn được nhiều người biết đến nữa. Bánh phất là một loại bánh đặc sản như thế. Món bánh có cái tên kỳ lạ này hiện nay ít nơi ở Huế còn bán.

Bánh phất Huế có vỏ ngoài làm từ bột gạo như bánh ướt, phần nhân gồm rau củ xào, một chút thịt luộc hoặc chả. Khi ăn bánh sẽ kèm cùng nước mắm chanh tỏi ớt và rau sống. Món bánh này khá giống bánh cuốn, thế nhưng nếu được nếm thử thì bạn sẽ thấy bánh phất khác biệt hẳn.

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm
Nguyên vật liệu làm nhân bánh thường là bí đỏ, khoai lang, khoai tía, đậu xanh... những củ quả vừa thơm ngọt, vừa cho ra sắc màu tự nhiên đẹp mắt

Khi xưa, bánh phất là món quà ăn vặt cho người dân những khi nhỡ bữa, thường xuất hiện trong những dịp lễ tết ở các vùng quê nghèo. Cũng bởi loại bánh này có màu sắc bắt mắt và mùi vị hấp dẫn vô cùng.

Vì là vùng nông thôn nghèo nên thứ nhiều nhất trong nhà là những loại củ quả. Những khi vào mùa, bán không kịp, ăn cũng không hết nên người dân phải nghĩ ra cách làm sao để chế biến các loại củ quả sao cho dễ ăn, đổi bữa cho cả nhà. Các bà các mẹ đã nghĩ ra loại bánh có vỏ làm bằng bột lọc, còn nhân là từ khoai lang, khoai tía, đậu xanh, bí đỏ...

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm
Tiếp đó luộc chín bí, khoai, đậu..., giã nhuyễn và trộn với đường cát để làm nhân. Tùy vào sự sáng tạo, có thể dùng nước ép từ hạt mồng tơi để tạo thêm màu sắc cho nhân bánh

Sở dĩ món ăn này có tên gọi là "bánh phất" cũng bởi động tác làm bánh, thay vì chỉ cần cho nhân vào trong và cuốn lại thì người bán sẽ gập hoặc lật nhanh, động tác này tiếng Huế hay gọi là phất (hất) bánh, chính vì vậy mà cái tên ngộ nghĩnh và độc đáo này ra đời.

Có hai loại bánh phất đó là bánh nhân mặn và nhân ngọt. Bánh phất ngọt được làm từ bột lọc và nhân củ quả như khoai lang, đậu xanh, bí đỏ, khoai tía… Nhờ vẻ ngoài bắt mắt như thế nên bánh phất từng trở thành một trong những món bánh của cung đình khi xưa. Bánh phất nhân mặn thì có phần nhân làm từ thịt, tóp mỡ, ăn kèm với chả.

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm
Để bánh có vị thơm, ngọt hơn có thể dùng cơm dừa xay rắc lên nhân

Công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh phất là khâu căn bột lọc làm vỏ bánh. Muốn bánh giòn mà dai, trong đến mức có thể nhìn xuyên qua bên kia và để được lâu thì người làm phải căn bột trước đó 2 ngày. Nguyên vật liệu làm nhân bánh thường là bí đỏ, khoai lang, khoai tía, đậu xanh... những củ quả vừa thơm ngọt, vừa cho ra sắc màu tự nhiên đẹp mắt. Bột lọc sau khi nhồi, luộc chín được cán thành từng lát mỏng, dài.

Tiếp đó luộc chín bí, khoai, đậu..., giã nhuyễn và trộn với đường cát để làm nhân. Tùy vào sự sáng tạo, có thể dùng nước ép từ hạt mồng tơi để tạo thêm màu sắc cho nhân bánh. Để bánh có vị thơm, ngọt hơn có thể dùng cơm dừa xay rắc lên nhân.

Món bánh xưa là thứ quà dành cho người nghèo, nay thành của hiếm có khó tìm
Bánh phất mặn bán trong chợ Đông Ba

Người ta gói bánh phất bằng lá dong. Lá dong mang về sẽ rửa sạch, để ráo cho thật khô, sau đó gọt gân lá đi rồi hấp khoảng 30 giây để lá mềm hơn, dễ gói hơn. Bánh gói xong sẽ được hấp trong chừng 20 phút là chín.

Những chiếc bánh phất mềm mềm, dẻo dai với phần nhân thơm thơm, không quá ngọt sẽ khiến du khách thích mê ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Màu tím của khoai tía, sắc vàng của bí đỏ, khoai lang... trông vô cùng ngon miệng, thu hút. Bánh phất mặn cũng vô cùng hấp dẫn, khi ăn sẽ có chút liên tưởng đến bánh cuốn, nhưng phần vỏ bánh phất có phần dẻo dai hơn.

Ở Huế hiện nay món bánh phất đã không còn được bày bán nhiều, nếu muốn nếm thử hương vị của loại bánh đậm chất Cố Đô, bạn có thể tìm thử ở các quán bán bánh nậm bánh bèo hoặc một địa chỉ được nhiều người giới thiệu nhất là quán bà Toàn nằm ở số 9 Ưng Bình, Phường Vỹ Dạ, TP Huế, hoặc ở trong chợ Đông Ba cũng có quán bán bánh phất mặn.

Thứ bỏ đi của con mực, nhưng lại là "đặc sản" nức tiếng Phan Thiết, ai ăn cũng khen ngon Thứ bỏ đi của con mực, nhưng lại là "đặc sản" nức tiếng Phan Thiết, ai ăn cũng khen ngon
Loại cá có tên độc lạ, là đặc sản quý hiếm có tiền cũng chưa chắc mua được Loại cá có tên độc lạ, là đặc sản quý hiếm có tiền cũng chưa chắc mua được
Kỳ lạ trứng bé như đầu tăm thành đặc sản, giá 450.000 đồng/kg có tiền cũng khó mua Kỳ lạ trứng bé như đầu tăm thành đặc sản, giá 450.000 đồng/kg có tiền cũng khó mua
Loại rau dại chỉ cần cắm xuống là mọc, trở thành đặc sản nức tiếng Bình Dương Loại rau dại chỉ cần cắm xuống là mọc, trở thành đặc sản nức tiếng Bình Dương
Độc đáo loài hoa giản dị thơm ngát được dùng trong ẩm thực Độc đáo loài hoa giản dị thơm ngát được dùng trong ẩm thực
Ẩm thức Huế: Độc lạ thức uống có nhân thịt lợn Ẩm thức Huế: Độc lạ thức uống có nhân thịt lợn
Về xứ Huế thưởng thức 4 món bún lừng danh Về xứ Huế thưởng thức 4 món bún lừng danh

Thanh Bình