Triển vọng lớn từ xuất khẩu nghêu

Hiện trên thế giới, chỉ Việt Nam đạt chứng nhận ASC cho loài nghêu trắng. Được biết, nghêu là 1 trong 4 loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - cùng với tôm, cá tra và cá rô phi; được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới.
Xuất khẩu nghêu sang thị trường EU tăng trưởng mạnh Xuất khẩu nghêu tăng mạnh trong quý I/2022 Xuất khẩu nghêu tăng 22% trong tháng 2

Việt Nam có 4 vùng nuôi nghêu đạt chứng nhận ASC

Triển vọng lớn từ xuất khẩu nghêu
Với việc đạt chứng nhận quốc tế, nghêu Việt Nam dễ dàng xuất khẩu đến nhiều thị trường kỹ tính

Mới đây, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng - Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS, thuộc Hội Thủy sản Việt Nam) vừa trao chứng nhận ASC cho chuỗi giá trị nghêu tại Tiền Giang. Trước đó, ICAFIS cũng đã trao giấy ASC cho vùng nuôi nghêu ở Trà Vinh.

Đến nay, Việt Nam có 4 vùng nuôi nghêu đạt chứng nhận ASC như Tiền Giang, Trà Vinh, Nam Định và Ninh Bình. Hiện trên thế giới, chỉ Việt Nam đạt chứng nhận ASC cho loài nghêu trắng. Được biết, nghêu là 1 trong 4 loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - cùng với tôm, cá tra và cá rô phi; được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới, nhất là Liên minh châu Âu (EU).

Theo ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS, bờ biển nước ta dài trên 3.260 km với nhiều bãi cát là vùng sinh cảnh thuận lợi cho nghêu phát triển, trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Năm 2010, diện tích nuôi nghêu cả nước là 14.760 ha, sản lượng 109.250 tấn; đến năm 2019 đã tăng lên 19.200 ha - gần 227.000 tấn.

Bà Trần Thị Bé Bảy - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang cho biết, nghề nuôi nghêu ở địa phương có từ rất sớm, từ những năm 1990, tập trung tại huyện Gò Công Đông và phát triển khá mạnh so với các nơi khác tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích có khả năng nuôi nghêu thương phẩm liên tục tăng qua các năm, hiện tương đối ổn định với khoảng 2.300 ha trên địa bàn 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông, sản lượng trên 19.000 tấn/năm.

Để nâng cao giá trị nghêu thương phẩm, năm 2011 Tiền Giang đã triển khai Đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu (Meretrix Lyrata) tại Gò Công, theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển MSC”. Từ năm 2018 chương trình MSC nghêu tỉnh Tiền Giang tiếp tục được hỗ trợ bởi Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” (do Liên minh châu Âu tài trợ), Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Tổ chức OXFAM tại Việt Nam thực hiện.

Qua đánh giá của chính quyền, các ngành chức năng trong tỉnh và các tổ chức OXFAM, ICAFIS, Chứng nhận ASC nuôi thuỷ sản bền vững đã và đang được đông đảo thị trường quốc tế ưa chuộng, như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản…Bên cạnh đó, ASC cho phép phân bổ mật độ và sản lượng nuôi theo kế hoạch nên sẽ phù hợp với nghề nghêu tỉnh Tiền Giang hơn chứng nhận MSC. Qua thời gian thực hiện đến nay, tỉnh Tiền Giang có 350ha bãi nuôi nghêu ở vùng biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông vừa được Tổ chức Control Union chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC. Đây là niềm vui lớn cho người nuôi nghêu tại địa phương này.

“Khi con nghêu đạt Chứng nhận người nuôi thêm phấn khởi, vì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài sẽ hiệu quả hơn, giá cả và thị trường ổn định hơn. Để đạt nghêu đạt tiêu chuẩn phải nuôi chất lượng cao”, ông Bùi Văn Tuấn, hộ nuôi 30 ha nghêu tại ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chia sẻ.

Đáng chú ý, tại Trà Vinh, 65 km bờ biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi nghêu ở các bãi bồi và vùng cửa sông lớn. Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có 7 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu với tổng diện tích khoảng 1.000 ha ở 2 huyện Châu Thành, Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải; Trong đó, sản lượng thu hoạch hằng năm 4.000-6.000 tấn.

Nghề nuôi nghêu tại Trà Vinh cũng gặp nhiều thách thức, như: giống tự nhiên không đủ, chất lượng giảm; mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chưa được tổ chức tốt và chưa hiệu quả. Việc thiếu thông tin thị trường, khả năng xúc tiến thương mại chưa cao… cũng là những khó khăn đối với nghề nuôi nghêu ở địa phương này.

Đặc biệt, từ năm 2018-2023, dự án "Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam (SCBV)" do EU tài trợ được ICAFIS và một số đơn vị thực hiện tại 5 địa phương. Dự án đã giúp 3 tỉnh ĐBSCL như Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre phát triển bền vững nghề nuôi nghêu.

Theo đó, lấy tiêu chuẩn bền vững làm định hướng phát triển sản xuất, dự án đã phối hợp với 5 địa phương cải tiến kỹ thuật cho người nuôi nhằm đạt các chứng chỉ quốc tế dành cho nghêu như MSC (do Hội đồng Quản lý biển cấp) và ASC. Kết quả, vào tháng 3/2023, vùng nuôi nghêu tại Trà Vinh với diện tích 433 ha ở 3 HTX được trao ASC. Đến ngày 15/11, vùng nuôi nghêu 311 ha của Ban Quản lý Cồn bãi huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũng được trao chứng nhận quốc tế này.

Nghêu Việt Nam chinh phục gần 60 thị trường trên thế giới

Triển vọng lớn từ xuất khẩu nghêu
Nghêu Việt Nam chinh phục gần 60 thị trường trên thế giới.

Ngao (nghêu) là một trong những đối tượng thủy sản chủ lực của Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Australia… Cùng với phát triển đối tượng nuôi này, những năm gần đây, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã có sự đầu tư mạnh mẽ trong sản xuất bền vững để có thể đạt các chứng nhận quốc tế, tạo nền tảng để nghêu Việt vươn xa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 đạt 98 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xuất khẩu nghêu đạt 62 triệu USD, giảm 19%. Các ngành, địa phương đang quyết liệt thực hiện giải pháp trọng tâm chống khai thác IUU, đảm bảo điều kiện tốt nhất để làm việc với EC, phấn đấu mục tiêu đến tháng 10/2023 gỡ “thẻ vàng” IUU.

Sản phẩm nghêu Việt Nam hiện đã có mặt và chinh phục gần 60 thị trường trên thế giới. Cùng với những lợi thế về sản xuất trong nước cộng với dư địa lớn về thị trường tiêu thụ, hướng đi bền vững, ngành hàng nghêu kỳ vọng sẽ vươn tầm cao mới trong tương lai.

Theo Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, Việt Nam có các đối tượng nhuyễn thể có vỏ khá phong phú như: Nghêu, sò huyết, ốc hương, điệp, hàu... và cũng ngành hàng chủ lực đem lại giá trị kinh tế, tiềm năng phát triển. Riêng về nghêu được nuôi nhiều ở các tỉnh như: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh…

Nghề nuôi nghêu phát triển đã khai thác một cách hiệu quả diện tích bãi triều ven biển. Diện tích nuôi nghêu ước khoảng 15.700 ha, sản lượng ước đạt 190.000 tấn, năng suất đạt 11,82 tấn/ha. Thời gian vừa qua, nuôi nghêu có nhiều giai đoạn thăng trầm, bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động của ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giá cả bấp bênh thu nhập thiếu ổn định, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngày càng cao.

Để nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm, nhiều địa phương đã có sự đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng các vùng nuôi nghêu bền vững, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: MSC, ASC… Đến nay, có khoảng 3.000 ha nghêu của các địa phương như: Ninh Bình, Nam Định, Trà Vinh và sắp tới là Tiền Giang đạt các chứng nhận bền vững trên.

Sắp tới nghêu Gò Công, Tiền Giang cũng đạt chứng nhận tiêu chuẩn ASC. Qua đánh giá của SởNN&PTNT tỉnh Tiền Giang, chứng nhận ASC là một chứng nhận nuôi thuỷ sản bền vững đã và đang được đông đảo thị trường quốc tế như: châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản… ưa chuộng.

Bên cạnh đó, ASC cho phép phân bổ mật độ và sản lượng nuôi, phù hợp với nghề nghêu tỉnh Tiền Giang, giúp nâng cao giá trị, hình ảnh và đặc biệt là sức cạnh tranh của sản phẩm nghêu Việt trên trường quốc tế. Nghêu cũng là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Nam Định trong tái cơ cấu nông nghiệp. Diện tích nuôi nghêu của Nam Định hiện đạt khoảng 2.300 ha, sản lượng cung cấp ra thị trường hơn 45.000 tấn/năm.

Bà Tống Thị Lương - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Nam Định cho biết, tỉnh có gần 90 cơ sở sản xuất giống, người dân đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất và nuôi dưỡng giống nghêu. Nam Định không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, mà còn cung cấp được cho các tỉnh lân cận. Tiềm năng phát triển nghêu tại Nam Định đã thu hút được sự quan tâm của không ít doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó phải kể đến Tập đoàn Lenger Seafoods, Hà Lan. 

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS), Hội Thủy sản Việt Nam, nghêu Việt đặc biệt là dòng nghêu trắng Myratrix Lyrata có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới. Bởi, Việt Nam có thể nuôi được ở hầu hết các tỉnh ven biển. Nuôi nghêu nước sâu là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng diện tích và tăng sản lượng một cách cơ hữu. Nghêu trắng Việt Nam có thể chế biến được đa dạng sản phẩm hơn các dòng nghêu khác trên thế giới./.

Việt Nam xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc Việt Nam xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang bắt đầu tăng tốc trở lại Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang bắt đầu tăng tốc trở lại
Ấn Độ có thể duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu gạo đến năm 2024, giá gạo toàn cầu sẽ ra sao? Ấn Độ có thể duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu gạo đến năm 2024, giá gạo toàn cầu sẽ ra sao?
Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD để nhập khẩu điện thoại trong tháng 10/2023 Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD để nhập khẩu điện thoại trong tháng 10/2023
Ngành cà phê tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào niên vụ tới Ngành cà phê tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào niên vụ tới
Xuất khẩu tuần 13/11-19/11: Xuất khẩu quế đứng đầu thế giới, Xuất khẩu hạt điều thu về gần 3 tỷ USD Xuất khẩu tuần 13/11-19/11: Xuất khẩu quế đứng đầu thế giới, Xuất khẩu hạt điều thu về gần 3 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả tự tin đạt mục tiêu trên 5 tỷ USD Xuất khẩu rau quả tự tin đạt mục tiêu trên 5 tỷ USD
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao cấp tại UAE, đặc biệt là các sản phẩm tôm và cá, ngành cá ngừ Việt Nam dự kiến sẽ có thêm cơ hội tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm nhờ vào ưu đãi từ CEPA.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Theo tính toán của cơ quan thuế, thu thuế thương mại điện tử năm 2024 có thể vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Cả nước tập trung thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông; chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ tiếp tục được đẩy mạnh; nuôi trồng thủy sản nỗ lực duy trì tăng trưởng là những hoạt động chính của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 10 và 10 tháng qua.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng của năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023, cán cân thương mại xuất siêu 23,3 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động