Cây sảng có tác dụng làm thuốc |
Đặc điểm của cây sảng
Cây sảng hay còn được gọi là Cây Sang, Sang sé, Trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang.. Có tên khoa học là Sterculia lanceolata Cay. Thuộc họ khoa học Trôm – Sterculiaceae.
Là một loại thực vật thân gỗ sống lâu năm ở các vùng rừng núi, cây sảng có chiều cao trung bình của cây từ 3 -10m.
Loại cây này có cành hình trụ, cành non có lông, cành già nhẵn. Lá Sảng có hình bầu dục hoặc ngọn giáo.
Hoa sảng mọc ở kẽ lá thành chùm mảnh, có lông mềm hình sao. Quả Sảng thuộc loại quả kép gồm 4 đến 5 đại xếp thành hình sao, màu đỏ, phủ lông nhung. Khi chín quả mở, bên trong có hạt màu đen bóng.
Bông hoa sảng với sắc đỏ rực rỡ |
Là loài cây ưa ánh sáng và thường mọc ở các loại rừng thứ sinh, sảng đổ lá vào mùa đông và mọc lại lá non vào mùa xuân.
Phân bố: Cây sảng thường mọc phổ biến tại các tỉnh vùng trung du phía Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây….Người dân tại địa phương hay trồng làm cây che bóng mát và cây cảnh vì mang nhiều ý nghĩa phong thủy là đem lại cuộc sống đủ đầy và sang giàu.
Người dân thường thu hái vỏ cây, lá và hạt để làm thuốc chữa bệnh mụn nhọt, sưng tấy. Cây thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tươi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Tuy chưa được nghiên cứu kĩ nhưng thành phần cơ bản có chứa trong cây là chất nhầy và tannin.
Bông hoa của cây sảng |
Một số bài thuốc từ cây sang
Chữa sưng tấy, mụn nhọt
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 20 – 30g vỏ cây sảng, đem rửa sạch và sau đó đem rửa sạch và đem giã với muối. Tiếp theo đem đắp thuốc trực tiếp lên vết thương, dùng băng gạc cố định.
Chữa bỏng ngoài da
Cách thực hiện: Dùng lượng dược liệu tương ứng với diện tích vùng da bị bỏng.
Sau khi rửa sạch với nước thì đem đi giã nát rồi vắt lấy nước, trộn với mỡ thành hỗn hợp đặc sệt. Cuối cùng bôi thuốc trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.
Giảm đau do chấn thương
Cách thực hiện: Đem vỏ cây sảng tươi đi rửa sạch bụi bẩn và đem giã nát với 1 thìa muối cùng một ít nước nóng, chắt lấy nước đem bôi lên vùng da bị sưng đau cho chấn thương.
Thực hiện tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ nhận thấy vùng chấn thương giảm đau rất tốt.
Lưu ý: Không dùng vỏ cây Sảng đắp trực tiếp lên các vết thương hở và không sử dụng cây theo đường uống.
Một số lưu ý khi sử dụng cây sảng làm thuốc
Không sử dụng cây sang đắp trực tiếp lên da đối với những người bị viêm da có mủ hoặc đắp lên các vết thương hở.
Sử dụng cây sảng trong điều trị chỉ đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét. Vì nó có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử.
Không sử dụng vỏ cây sảng điều chế thuốc qua đường uống.
Mặc dù chưa có thông tin về các tác dụng phụ của các bài thuốc bào chế từ cây sảng.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thảo dược. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cây sảng làm thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.