Tác dụng bất ngờ khi uống một ly nước ấm vào buổi sáng Tác dụng không ngờ của cây cỏ đuôi lươn Cỏ dùi trống giúp trừ phong nhiệt, làm sáng mắt tan màng mộng |
điểm của cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt có tên khoa học là Sphaeranthus indicus L, thuộc họ: Asteraceae (Cúc),, tên gọi khác duyên giao, bọ xít, cây trứng vịt, cây thủy hảo, cây cỏ chửa, cỏ thia lịa, cỏ chân vịt ấn.
Cỏ chân vịt là cây thân thảo có lông, mọc đứng, thường rất sum suê, cao từ 0,5m đến 1m, sống hàng năm. Thân có nhiều cạnh, ở mỗi cạnh có răng và nhăn nheo do đường men của phiến lá.
Lá cây mọc xen kẽ, lá hình bầu dục hay thuôn hình mác, hơi nhọn ở chóp, dài 2,5cm đến 7cm, rộng từ 1,5cm đến 2cm, không có cuống, thót lại ở gốc, ôm sát vào thân. Mép lá có răng cưa nhỏ, dài khoảng 2 – 4 cm, rộng khoảng 6 – 20 mm. Khi vò lá ra có mùi hắc.
Hoa cỏ chân vịt mọc thành cụm, các chùm hoa mọc đối diện lá thành đầu kép, có hình dạng cầu hoặc hình trứng, màu hồng hoặc tím nhạt, dài từ 1cm đến 3cm. Hoa khi còn non dạng xoan và tròn lúc già. Cuống hoa có cánh, hoa cái nhiều có tràng hẹp, hình ống 3 răng. Hoa lưỡng tính, ở giữa có từ 1 đến 3 cái, tràng hoa hình trứng ngược có 5 thùy và nhị 5 có tai nhọn.
Những lá bắc của cụm hoa đơn hình dải hoặc xoan ngược, hẹp, có lông nhung ở ngọn, lá thường dài từ 3 – 4 mm.
Cỏ chân vịt có quả bế, dạng trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới, có khía rãnh, quả có lông. Chia thành hai loại, các quả ở bên ngoài hình trứng, thuôn có phần phụ dạng chai, quả ở trong có dạng tháp ngược, từ 4 – 5 cạnh không lồi.
Mùa ra hoa kết quả của cỏ chân vịt vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Cây con được mọc từ hạt hoặc phân nhánh sớm và tăng trưởng nhanh trong mùa hè. Đến mùa thu, khi quả đã già, cây tàn lụi. Hạt giống phân tán xung quanh cây mẹ, tồn tại qua đông, sang mùa xuân năm sau nảy mầm và bắt đầu một vòng đời mới.
Toàn thân cây, hạt, hoa, quả và rễ đều được sử dụng để làm thuốc.
Cỏ chân vịt có thể thu hoạch quan năm, thời điểm thích hợp để thu hái dược liệu là vào đầu mùa xuân và hè.
Sau khi thu hái đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Ngoài ra có thể nghiền thành bột, bảo quản dùng dần.
Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao.
Cỏ chân vịt ưa sáng, mọc ở trên những vùng đất ẩm còn tương đối màu mỡ ở các ruộng, trong thung lũng và gần các khu vực nguồn nước.
Cây có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ, thường được tìm thấy ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như Campuchia, Lào, Úc châu, Malaysia, Indonexia để làm dược liệu.
Ở nước ta, cỏ chân vịt mọc hoang ở các nơi đồng ruộng, ẩm ướt, thường thấy ở các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Cây thường được tìm thấy ở vùng Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang.
Thành phần hoá học: Phần trên mặt đất của cỏ chân vịt chứa alcaloid sphaeranthin. Ngoài ra còn có các hợp chất được tìm thất từ lá như squalene, spinasterol, và stigmasterol và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm. Trong hoa tươi có tinh dầu.
Theo y học cổ truyền: Cỏ chân vịt tính ấm, vị đắng, chát, cay nồng, có mùi thơm. Tác dụng thanh nhiệt, bổ dưỡng, lợi tiểu, giảm đau…
Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Thuốc có thể dùng sắc uống, đắp ngoài hoặc tán thành bột. Dùng ngoài không kể liều lượng 3 – 6 g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc, 2 – 8 g dưới dạng thuốc bột.
Bài thuốc sử dụng cỏ chân vịt
Trị đau đầu, đau nửa đầu
Lấy một lượng cây chân vịt tươi đem giã lấy nước uống cốt. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống từ 10 đến 15ml.
Điều trị ngứa da, ghẻ lở
Sử dụng lá chân vịt khô đem nghiền nhỏ thành dạng bột, hòa thêm nước ấm vào bột và thoa lên phần da bị ngứa. Hai lần trong ngày.
Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc
Sử dụng hoa cỏ chân vịt khô đem nghiền nhỏ và rây lấy bột mịn. Uống mồi lần dùng 1/4 muỗng cà phê hòa với nước ấm.
Lưu ý khi sử dụng cỏ chân vịt
Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu không nên sử dụng.
Cẩn trọng khi dùng với phụ nữ có thai và cho con bú cần.
Để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tác dụng hữu ích của cỏ may |
Tác dụng hữu ích của cây cỏ gà |
Những tác dụng chữa bệnh thần kì của phèn chua mà bạn nên biết |