Giới thiệu về cá chày mắt đỏ
Cá chày mắt đỏ còn có tên gọi khác là cá rói một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên, trong đó miền Bắc là nơi có nhiều nhất. Về đặc điểm nhận dạng, cá chày mắt đỏ thịt dày, vảy phủ đều toàn thân, viền mắt có màu đỏ tươi.
Được biết, cá chày mắt đỏ có tính ăn tạp, thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, để câu được loài cá này không hề đơn giản, bởi cá chày tinh khôn, nếu thấy tiếng động là bỏ đi dù mồi có ngon cũng không ăn.
Cá chày mắt đỏ là loài cá thịt trắng, chắc, thơm ngon, bổ dưỡng và có khả năng chữa bệnh. Cá chày có thể nấu được rất nhiều món như: Thịt cá chày ướp gia vị nướng than hồng, ướp gừng cuốn mỡ chài rán, xào sả ớt, gỏi; cá chày nấu canh chua, nấu măng, lẩu, hấp, kho tộ, rán, nấu xổi... Nhiều người đánh giá cá chày rán giòn ăn còn ngon hơn nhiều lần so với đặc sản cá mát sông Giăng.
Đặc sản cá chày mắt đỏ có nguy cơ tuyệt chủng?
Trước đây, loại cá này có nhiều nhưng do môi trường bị suy thoái vì nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng ở lòng sông, đặc biệt là ảnh hưởng của những đập thủy điện lớn chắn ngang các dòng sông làm mất bãi đẻ của cá.
Bên cạnh đó việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt như dùng xung điện và những phương tiện khai thác khác nên loài cá chày hiện nay trên các dòng sông xứ Nghệ đang ngày một cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, cá chày mắt đỏ được xem là một trong những loài cá quý hiếm mà ai may mắn mới bắt được. Do đó, trên thị trường cá nước ngọt ở xứ Nghệ cà chày mắt đỏ được đánh giá là loài cá quý hiếm rất được thực khách ưa chuộng. Đặc biệt, cá chày mắt đỏ trong tự nhiên có thể lên tới 400.000 đồng/kg.
Cá chày mắt đỏ là loài cá có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông ngòi xứ Nghệ. Trước thảm họa hủy diệt của con người như vậy loài cá này cần được bảo vệ và nhân giống. Theo những hộ dân sống ở bên con sông Đào thì họ cũng đã từng nuôi cá chày trong ao nhà. Loài cá này tạp ăn và sống khỏe ở mọi thời tiết, rất dễ nuôi.
Thức ăn của cá chày mắt đỏ hoàn toàn bằng cỏ voi, lá chuối, ngô và sắn xay nhuyễn, không dùng cám viên hay cám công nghiệp. Vì vậy, chất lượng thịt của loại cá này vẫn bảo đảm được các yếu tố thơm ngon, bổ dưỡng.
Mùa vụ cho cá chày mắt đỏ sinh sản từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 8. Thời gian cho cá đẻ tốt nhất từ tháng 6 đến giữa tháng 7. Thời kỳ này tuyến sinh dục chín muồi đạt hệ số thành thục cao nhất. Từ cuối tháng 8 các sản phẩm sinh dục đã bắt đầu giảm dần và chuyển sang giai đoạn thoái hóa. Xác định thời gian sinh sản tốt nhất giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất đảm bảo mùa vụ và số lượng con giống theo yêu cầu.
Lợi ích khi ăn thịt cá chày mắt đỏ
Trong cá có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều người đang thiếu như: protein chất lượng cao, iốt, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Đặc biệt các loại cá béo (hay còn gọi là cá dầu) như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, có chất dinh dưỡng cao. Cá béo cũng chứa nhiều axit béo omega-3, rất quan trọng cho cơ thể và chức năng của não giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Để đáp ứng nhu cầu omega-3 của cơ thể, bạn nên ăn cá béo ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Nếu bạn là người ăn chay, hãy lựa chọn bổ sung omega-3 làm từ vi tảo.
Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
Đau tim và đột quỵ là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm trên thế giới. Cá được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn cá thường xuyên sẽ có nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong vì bệnh tim thấp hơn những người không thường xuyên ăn.
Bổ sung Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. DHA là chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thường xuyên ăn cá để bổ sung đủ omega-3. Tuy nhiên, một số loài cá có hàm lượng thủy ngân cao, do vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá mòi và cá hồi và ăn không quá 340 gram mỗi tuần. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn cá sống và chưa nấu chín vì nó có thể chứa vi sinh vật gây hại cho thai nhi.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá có tốc độ suy giảm tinh thần chậm hơn. Những người ăn cá thường xuyên cũng có nhiều chất xám trong trung tâm não kiểm soát trí nhớ và cảm xúc.
Món ngon từ cá chày mắt đỏ
cá chày chiên giòn
Khi mua cá chày, bạn nên chọn những con còn tươi nhé, như vậy khi làm cá chày tẩm bột chiên giòn sẽ ngon hơn. Sau khi mua về bạn đem rửa sạch và vớt ra để ráo nước.
Sau đó lấy gói bột chiên giòn cho ra một chiếc tô lớn và cho cá chày vào tô lăn qua lăn lại cho bột chiên giòn bám đều vào cá.
Chuẩn bị 1 chiếc chảo, cho lên bếp cùng với 200ml dầu ăn. Đợi dầu sôi thì thả cá tẩm bột chiên giòn vào chiên, lưu ý để lửa nhỏ thôi nhé. Nếu để lửa to, cá sẽ nhanh bị cháy mà phía trong thịt cá lại chưa được chín đều. Chiên cá chày đến khi cá chín thì bạn vớt ra rổ róc mỡ và để cho nguội.
Tiếp tục hướng dẫn làm cá chày mắt đỏ tẩm bột chiên giòn. Nhiều người tưởng rằng thực hiện bước thứ 2 là xong. Nhưng chưa hết đâu, để cá có thể giòn được cả phần da lẫn phần xương thì bạn hãy thực hiện chiên cá chày mắt đỏ lần thứ 2 với lửa nhỏ.
Để cho cá chày mắt đỏ tẩm bột chiên giòn giòn ngon và vàng đều thì trước khi bạn vớt cá chày mắt đỏ ra thì nên chỉnh lửa, từ lửa nhỏ lên lửa vừa khoảng 30 giây thôi. Sau đó cho cá ra đĩa và trang trí xung quanh cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Cá chày kho tương
Cá mua về rửa thật sạch, cạo vảy, bỏ ruột và mang cá rồi cắt thành từng khúc vừa ăn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ; ớt bỏ cuống, thái lát.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng già rồi cho cá vào chiên sơ qua. Bước này sẽ giúp cá sau khi kho được chắc thịt và đậm đà hương vị hơn.
Cá sau khi chiên xong thì lấy ra tô rồi thêm bột canh, hạt nêm vào xóc sơ và ướp khoảng 30 phút để cá ngấm gia vị. Tiếp theo, cho gừng băm nhỏ xuống dưới đáy nồi, xếp cá lên trên và cho tương Bần vào.
Sau đó, cho thêm nước màu kho cá, ớt thái lát và lượng nước ấm xâm xấp vào mặt cá rồi bắc lên bếp đun với lửa to. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu cho tới khi nước cá cạn bớt và chín mềm là được. Cuối cùng, múc cá ra đĩa và ăn kèm với cơm nóng.
Gỏi cá chày
Cá chày mổ sạch, lau khô con cá bằng vải sạch sau đó tiến hành lọc bỏ da con cá bằng dao nhỏ sắc nhon, lọc hết phần xương sống xe dọc xuống bụng cá. Sau đó ta dùng nhíp và dùng ngón tay cảm nhận phần xương răm của cá rồi nhổ xương ra. Loại này nhiều xương răm nhưng rất dễ làm vì tập trung nên khi làm rất rễ cảm nhận.
Sau khi lọc hết xương ta lấy thịt cá rửa qua nước muối loãng với dấm, sau đó lau khô bằng vải khô hoặc thấm bằng giấy ăn cho thật khô. Sau khi phi lê xong ta tiến hành trộn với lá chanh thái chỉ, một ít vừng rang trộn đều lên là có thể ăn được.
Thông thường ta thường hay ăn kiểu truyền thống đó là Cuốn gỏi lá sung hoặc lá lộc vừng, Cách trộn gỏi. Gồm gừng, riềng xay thật nhuyễn vắt bỏ nước, ít thính gạo hoặc thính ngô. Thính gạo thính ngô có tác dụng làm khô gỏi tạo mùi thơm cực kỳ hấp dẫn, lá chanh thái chỉ. Sau khi trộn đều lên là có thể ăn được.
Nước chấm mới là phần quan trọng: Cách làm nước chấm gồm mẻ nấu với nước riềng gừng vừa vắt, khế chua, cho thêm ít đường và mắm nấu lên là có thể chấm được.