Xuyên tâm liên - Thảo dược giải độc, thanh nhiệt Cây phèn đen - Vị thuốc quý từ thiên nhiên Húng chanh - Vị thuốc dân gian quen thuộc |
Đặc điểm của cây gừng
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Cây gừng thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng, có chiều cao trung bình khoảng 1 mét
Thân rễ ( củ) mập, mọng thịt, có thể phân làm nhiều nhánh nhỏ. Một số củ có hình dáng tương tự như bàn tay sưng phồng.Vỏ ngoài củ màu nâu, ruột bên trong màu vàng nhạt, chắc, có xớ, mùi cay nồng.
Chồi lá mọc ra từ thân rễ. Nhiều bẹ lá quấn chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Lưỡi bẹ dạng màng, có chiều dài trung bình từ 2 – 10mm, chia làm 2 thùy.
Lá cây gừng màu xanh lục, hình mác, thường không có cuống hoặc nếu có thì cuống rất ngắn. Mỗi lá có bề dài từ 15 – 30 cm và bề ngang khoảng 2 – 2,5 cm, nhọn ở phần đỉnh và đáy. Các lá mọc so le với nhau. Một số lá khi còn non có thể có lông tơ nhưng sau lại nhẵn nhụi. Ngoài ra, còn có lá bắc hình trứng, màu xanh lục nhạt, đôi khi ở mép có màu ánh vàng.
Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình dạng giống như bông thóc hình trứng hay hình trụ. Đài hoa như thủy tinh, chiều dài từ 1 – 2,5 cm. Trong khi đó, tràng hoa có ống dài từ 2 – 2,5 cm, có các màu xanh lục ánh vàng, màu trắng hoặc màu vàng. Nhị hoa màu tía sẫm, có bao phấn màu trắng. Khi mới phát triển, lá bắc con có hình ống, màu xanh lục nhưng nhạt.
Cây gừng có tuyến mật dạng thuôn dài.
Củ gừng là một loại gia vị quen thuộc, được người Việt dùng trong nhiều món ăn. Không những thế, gừng còn là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe.
Gừng gốc ở Ấn độ và Malaysia, hiện có ở tất cả các nước vùng nhiệt đới.
Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi. Ngay từ thời đại các Vua Hùng (2879-287 trước Công nguyên) tổ tiên ta đã dùng gừng ăn với thịt chim, cá, ba ba cho đỡ lạnh, dễ tiêu. Từ đó người dân đã biết dùng gừng, hành, tỏi, ớt, tía tô làm gia vị ăn hàng ngày để phòng bệnh.
Thành phần hóa học
Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Các phenol: cineol, citral, borneol, geraniol, linalool, zingiberol. Các chất cay: zingeron, zingerol và sliogaol.
Theo Y học cổ truyền
Gừng có vị cay, tính ấm và quy vào 3 kinh: Phế, Tỳ và Vị có tác dụng tán hàn ôn trung, phát biểu, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Khi đi vào cơ thể sẽ tạo cảm giác cân bằng, thoải mái nên giúp dễ ngủ hơn.
Bài thuốc sử dụng gừng
Điều trị mất ngủ, khó ngủ
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, trị khó ngủ, mất ngủ, người bệnh nên ngâm chân vào nước gừng ấm mỗi ngày. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần giã nát 1 củ gừng, hòa chung với nước ấm và một ít muối sao cho lượng nước ngâm vừa chạm mắt cá chân là được. Bỏ cả hai chân vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút kết hợp mát xa chân để các dây thần kinh được thư giãn, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Bệnh cảm do gió lạnh
Gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.
Chữa cảm nắng, hôn mê
Gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ một lượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.
Phòng ngừa và trị sâu răng
Mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn
Gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.
Trị say rượu bia
Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.
Trị đau nửa bên đầu
Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Trị sắc mặt nhợt nhạt
Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.
Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến
Tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.
Trị đau lưng và đau vai
Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Trị chứng gàu
Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
Trị cao huyết áp
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.
Trị hôi chân
Cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Trị giun kim
Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Nhiều người có thói quen gọt bỏ vỏ gừng. Nhưng thực tế vỏ gừng có nhiều công dụng, vì vậy bạn chỉ nên rửa thật sạch mà không nên bỏ vỏ đi. Tuy nhân cần lưu ý là áp dụng với gừng nhà trồng được để đảm bảo an toàn.
Không nên dùng gừng tươi đã bị dập nát từ trước. Vì gừng khi bị dập sẽ tự sinh ra độc tố ảnh hưởng đến gan, lâu ngày có nguy cơ dẫn đến ung thư gan.
Do gừng có tính nóng, nên không nên lạm dụng quá nhiều. Đặc biệt, bạn không nên uống nước gừng quá đặc và liên tục nhiều tháng, rất có hại cho gan và dạ dày.
Không nên sử dụng gừng cho người đang có thân nhiệt sốt, bị say nắng.
Người bị mất ngủ nếu có bệnh về phổi, gan, dạ dày, huyết áp cao, tiểu đường, mụn nhọt thì không nên áp dụng cách điều trị mất ngủ bằng gừng tươi.
Mần tưới - Bài thuốc Nam dân gian hiệu quả |
Cây Hy thiêm – Cây cỏ mọc hoang và là vị thuốc tốt |
Hương nhu tía - Vị thuốc quý giúp giải cảm, hạ sốt |