Nghệ vàng - Vị thuốc vàng, công dụng vàng Cây mỏ quạ - Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Mần tưới - Bài thuốc Nam dân gian hiệu quả |
Đặc điểm của cây hy thiên
Tên gọi khác của cây hy thiên là: Cứt lợn hoa vàng, Hy tiên, Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy kiểm thảo, Nụ áo rìa, Lưỡi đồng, Chó đẻ hoa vàng, Hỏa hiêm thảo,… dược liệu có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Thuộc loại cây thân cỏ sống hàng năm, chiều cao khoảng 30-40cm đến, có khi lên đến 1m, thân chia thành nhiều cành;
Thân rỗng ở giữa, đường kính khoảng 0.2-0.5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc hơi sẫm. Trên thân chia nhiều rãnh dọc chạy song song và nhiều lông ngắn xếp sát nhau;
Lá cây mọc đối, có hình như quả trám, có khi có hình tam giác hoặc hình thoi mũi mác. Lá dài khoảng 4 – 10 cm, rộng 3 – 6 cm, cuống lá ngắn, đầu nhọn, mép lá răng cưa không đều, có 3 gân chính lớn, mặt dưới lá phủ một lớp lông mịn.
Cụm hoa tạo hình đầu nhỏ, bao gồm hoa ở giữa hình ống màu vàng và 5 hoa nhỏ hình lưỡi ở phía ngoài;
Quả bế, màu đen, thuôn, có hình trứng, dài khoảng 3 mm và rộng 1 mm.
Hy thiêm ra hoa và khoảng mùa hạ tháng 4 - 5 đến mùa thu tháng 8 - 9, mùa ra quả khoảng giữa trong các tháng 6 - 10. Hy thiêm được thu hoạch vào các tháng 4 - 5 hay tùy từng vùng khác nhau, tuy nhiên Hy thiêm được thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ để bảo quản và sử dụng.
Toàn thân Hy thiêm thảo được sử dụng để làm thuốc.
Cây Cỏ đĩ thường mọc ở vùng đất tương đối ẩm và màu mờ, trên các nương rẫy, đồng ruộng, bãi bồi, thung lũng. Cây thường được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản, Philippin, các nước châu Úc và nhiều nước khác cũng có sự xuất hiện của hy thiên.
Tại Việt Nam, hy thiên thường được tìm thấy ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình.
Thành phần hoá học
Trong thành phần hóa học của Hy thiêm có một chất có vị đắng chính là darutin, không phải là ancaloit hay glucozit theo Wehmer (1931, Die Pflanzenstoffe Bd., II: 1224). Theo các nghiên cứu hay đánh giá về cấu trúc hóa học người ta cho rằng darutin là một dẫn xuất của axit salixylic.
Theo y học cổ truyền
Theo các tài liệu y học cổ truyền, Hy thiêm là vị thuốc có tính hàn, vị đắng, Hy thiêm quy vào 2 kinh là thận và can. Nhờ các tính chất như trên nên Hy thiêm được sử dụng trong điều trị các bệnh về phong thấp và hỗ trợ lợi gân cốt. Công dụng của Hy thiêm được biết đến như chữa lưng đau mỏi, phong thấp, gối đau, tay chân tê dại. Tránh sử dụng cho những người tê đau nhưng do âm huyết không đủ.
Ngoài ra, Hy thiêm còn được sử dụng để giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.
Bài thuốc sử dụng cây hy thiên
Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng)
Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.
Chữa gout
Chuẩn bị khoảng100g hy thiêm, thiên niên kiện 50g nấu cùng đường và rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối. Vì gout nguyên nhân chủ yếu cũng do đường ăn uống nên người bệnh cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống khoa học để sớm “đẩy lùi” bệnh.
Chữa bán thân bất toại, phong thấp tê bại chân tay
Lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Chữa cảm mạo, đau nhức đầu
Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió
Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.
Chữa mất ngủ
Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng ăn vào là nôn mửa
Dùng Hy thiêm sấy khô tán thành bột mịn sau đó trộn với mật ong làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu ngô, dùng uống với nước ấm.
Chữa tiêu chảy do cảm mạo, phong hàn, chữa phong khí vào tràng gây tiêu chảy
Sử dụng Hy thiêm thảo tán thành bột mịn rồi trộn với hồ giấm làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 30 viên với nước đun sôi để nguội (theo Hỏa Thiêm Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).
Lưu ý khi dùng cây hy thiên
Tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng các bài thuốc đặc biệt cần đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang mang thai, cho con bú.
Nếu như cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần của hy thiêm thì không nên sử dụng. Nếu như khi sử dụng dược liệu thấy các triệu chứng bất thường cần ngưng uống và đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Đối với dạng thảo dược cần thiết phải kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định mới thấy được những hiệu quả rõ rệt.
Không nên uống hy thiêm cùng với các dạng thực phẩm bổ sung sắt do hy thiêm có tính kỵ sắt.
Đối với bệnh nhân thuộc âm hư mà không có phong thấp thì không nên sử dụng.
Cây ổi: Thuốc quý từ lá đến rễ |
Cây bầu đất - Món rau ngon, vị thuốc quý |
Cây rẻ quạt - Bí quyết chữa bệnh từ thiên nhiên |