Bàng đại hải - Vị thuốc quý chữa ho khan, đau họng Cây ổi: Thuốc quý từ lá đến rễ Cây bầu đất - Món rau ngon, vị thuốc quý |
Đặc điểm của cây rẻ quạt
Tên thường gọi của cây rẻ quạt là hoàng viễn, ô phiến, quỷ phiến, xạ can, lưỡi đồng. Tên khoa học là Belamcanda chinensis (L) DC, thuộc họ La dơn (Iridaceae).
Rẻ quạt là một loại thảo mộc sống lâu năm. Cây có bộ rễ phát triển tốt và thân rễ bò. Cây có thân nhỏ, lá mọc thẳng có thể cao tới 1m.
Lá rẻ quạt dạng hình ngọn giáo, chiều dài khoảng từ 30 đến 40cm, rộng 2cm, gân lá song song, mọc thẳng đứng xen lẫn nhau trên một mặt phẳng. Lá cây mọc xòe ra từ thân chính và toả ra như nan quạt.
Hoa có cuống, mọc tập trung thành chùm, phần lớn ở ngọn. Hoa có màu vàng đốm tím. Mỗi hoa thường có 6 cánh, 3 nhị, trông rất đẹp nên nhiều nơi dùng trang trí trong nhà, gọi là lan rẻ quạt.
Quả nang dài khoảng 20 – 25mm, hình trứng. Hạt hình cầu, màu xanh đen.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây rẻ quạt là thân, rễ, với tên vị thuốc là Xạ Can. Trước khi dùng làm thuốc cần cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Khi cần dùng, ngâm thân hay rễ cây đã sấy khô với nước gạo 1 - 2 ngày cho mềm. Sau đó thái mỏng phơi hoặc sấy khô, trường hợp dùng tươi cần phải nướng cho chín.
Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu.
Rẻ quạt tập trung ở nhiều nước châu Á như Lào, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ở Việt Nam, cây này phân bố ở nhiều tỉnh: Cần Thơ, TP HCM, Huế, Ninh Bình, Hà Nội, Heping, Lào Cai…
Thành phần hóa học
Dược liệu rẻ quạt chứa nhiều hợp chất khác nhau như belamcanidin, tectorigenin, tectoridin, irigenin, methyl Irisolidone, iridin, irisflorentin, noririsflorentin, muningin…
Theo y học cổ truyền
Rẻ quạt có vị đắng, hơi cay, tình hàn, quy vào kinh can, tỳ và phế. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, tiêu đờm, chữa ho, ho gà, viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng,…Ngoài ra, tác dụng của cây rẻ quạt còn có thể chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, mụn nhọt, sung đau, đau nhức tai, rắn cắn…
Theo y học hiện đại
Cây rẻ quạt có một số tác dụng dược lý sau:
Kháng khuẩn
Nước sắc Rẻ quạt ức chế liên cầu, bạch hầu, trực khuẩn thương hàn...
Tác dụng nội tiết
Dịch chiết từ cây Rẻ quạt và chất chiết xuất từ rượu khi uống hoặc tiêm đều có tác dụng làm tăng tiết nước bọt. Tiêm có tác dụng nhanh hơn và kéo dài hơn.
Làm sạch đờm
Chuột được cho uống nước sắc Rẻ quạt và quan sát thấy hô hấp tăng lên và bài tiết đờm mạnh hơn (Dược Lâm Sàng, Ngô Trạch Phương).
Giải khát
Uống canh xạ can cho chuột sốt cao có tác dụng giải nhiệt.
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây rẻ quạt
Chữa viêm họng
5g rễ cây rẻ quạt, 2g cam thảo, 2 lá mạch môn, 1 củ sâm đại hành. Các thảo dược sơ chế sạch sẽ, sắc cùng 800ml nước trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày chia bài thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống sau khi ăn no 30 phút, dùng liên tục trong ít nhất 5 ngày.
Chữa ho kéo dài, ho khan, ho có đờm
Chuẩn bị 10g mỗi loại gồm có rẻ quạt, bán hạ, sinh khương, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, 7g ma hoàng, 3g tế tân, 3g ngũ vị tử. Tất cả vị thuốc đem sắc cùng với 3 bát nước, đun trên lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát.
Chia nước thuốc thành 3 lần uống, dùng hết trong 1 ngày.
Trị chứng tích trữ nước trong bụng
Sử dụng 20g rẻ quạt sấy khô, rửa sạch đất cát, tạp chất, để cho ráo nước. Giã lấy nước cốt và uống. Dùng liên tục bài thuốc cho đến khi có thể tiểu tiện như bình thường, bụng không còn căng tức, ứ nước.
Chữa chứng khó tiểu, bí tiểu, đại tiện không thông
Dùng 10g rẻ quạt sấy khô, đun sắc cùng với khoảng 1 lít nước. Đun lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 300ml. Mỗi ngày chắt lấy nước thuốc để uống, kiên trì sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Chữa rắn cắn
Dùng một nắm lá cây rẻ quạt, rửa thật sạch và để ráo nước hoàn toàn. Dùng chày giã nát cây thuốc. Vệ sinh vết thương sạch sẽ, đắp cả phần bã thuốc và nước thuốc vào vết thương, có thể dùng băng gạc mềm để băng cố định. Sau khoảng vài tiếng thì tháo băng và vệ sinh sạch sẽ. Để vết thương mau lành bạn hãy kiên trì đắp thuốc liên tục, da sẽ kéo da non và tái tạo rất hiệu quả.
Thông sữa, tăng tiết sữa
Đun 10g rẻ quạt phơi khô cùng với 800ml nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó chắt lọc lấy phần nước thuốc và uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. Phần bã thuốc dùng để đắp vào bầu ngực.
Lưu ý khi sử dụng cây rẻ quạt để chữa bệnh
Tránh điều trị bệnh bằng rẻ quạt trong thời gian kéo dài vì có thể khiến cơ thể hư yếu và rối loạn tiêu hoá.
Không dùng rẻ quạt khi cơ thể không bị nhiệt, đang tiêu lỏng, tỳ hư, phụ nữ mang thai và người tạng hàn.
Phân biệt rõ ràng cây rẻ quạt với cây hương bài, bởi 2 cây có hình dáng khá tương đồng. Tuy nhiên, hương bài là loại chứa độc tính cho cơ thể, không có tác dụng chữa bệnh.
Bảo quản dược liệu rẻ quạt tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.
Trước khi dùng cần xem xét tình trạng dược liệu. Khi dược liệu có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc và mùi lạ thì cần tiêu huỷ, không sử dụng.
Hầu hết các bài thuốc cổ truyền từ cây rẻ quạt đều được lưu truyền chủ yếu trong dân gian. Hơn nữa, một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
Tóm lại, trước khi sử dụng các bài thuốc thảo dược, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ đông y. Bởi một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác khi bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với rẻ quạt. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Chút chít - Loại cây cỏ mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh |
Hành lá: Gia vị quen, vị thuốc quý |
Đặc điểm và công dụng y học của cây trâu cổ |