Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng |
Đặc điểm của cây trâu cổ
Cây trâu cổ còn gọi cây xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp (Tày Nùng). Tên khoa học: Ficus pumila L., họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây trâu cổ là một loại cây mọc leo hoặc trên đá, trên các cây cổ thụ lớn. Đường kính thân có thể tới 1cm, vỏ thân xù xì có từng đốt dài ngắn không đều, thân có nhựa mủ trắng.
Ở đốt mọc ra các rễ, có hai loại cành, những cành không mang hoa có lá nhỏ, dài 0,6-2,5cm, hình như vảy ốc do đó có tên.
Cành mang hoa có lá to và dày, dài 2,5-10cm, rộng 1.5-4cm, mép nguyên, mặt lá ráp. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đơn tính, để hoa lõm.
“Quả” thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín, ở giữa có một lỗ thủng con, quả dài độ 4cm, đường kính 3cm.
Trong quả giả có nhiều “hạt” thực ra đó mới là quả thực. “Quả” con có màu lục, lúc chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng. Mùa quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng là quả (tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành); cành mang lá, quả non phơi khô (tên thuốc bị lệ lạc thạch đằng).
Trâu cổ được phát hiện đầu tiên ở các nước Malaysia và Ấn Độ, đa số là mọc hoang nhưng một số nơi vẫn tận dụng cây trâu cổ để làm cảnh, trang trí không gian, tạo khoảng sân mát mẻ,...
Quả trâu cổ thường được thu hái vào mùa thu và sau đó nấu chín rồi cắt nhỏ, phơi khô để làm dược liệu. Thân, cành và lá cây có thể thu hoạch quanh năm, dùng trực tiếp ở dạng tươi hay phơi khô để bảo quản lâu dài đều được.
Thành phần hóa học
Trong vỏ quả chứa đến 13% chất gôm, khi thuỷ phân cho các đường đơn: glucose, fructose, arabinose. Thân và lá có mesoinositol, sitosterol, taraxeryl acetate, amyrin. Hạt quả có chứa polysaccharid.
Theo đông y
Quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), sa dạ con, tắc tia sữa và đái ra dưỡng chấp.
Thân và rễ: vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu thũng, tán kết và giải độc. Dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt và kinh nguyệt không đều.
Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc. Dùng chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, đinh sang ngứa lở.
Bài thuốc sử dụng trâu cổ
Chữa ít sữa sau khi đẻ
Lấy 7 quả trâu cổ chín, hầm với 1 chân giò lợn, ăn và uống hết trong ngày.
Chữa sưng vú, tắc tia sữa
Dùng 40g quả trâu cổ, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống. Kết hợp đắp thuốc ngoài: Lá bồ công anh giã nhỏ chế với dấm, chưng nóng rồi đắp.
Chữa đau xương đau người
Cao đặc quả trâu cổ, ngày uống 5-10g (chế cao đặc: thái nhỏ quả trâu cổ, nấu 2 lần với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc)
Chữa u xơ
Lấy 8-16g thân và lá đã phơi khô của cây trâu cổ, sắc lấy nước hoặc nấu thành cao uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ có thể thu hẹp các khối u xơ.
Chữa đau xương, đau người
Cành lá trâu cổ cắt nhỏ, nấu với nước 2 lần, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc. Ngày uống 5-10g.
Chữa quáng gà
Lấy 5 quả trâu cổ, gan lợn 20g, nấu canh ăn hàng ngày đến khi hết bệnh.
Chữa liệt dương, di tinh, tim loạn nhịp
Quả trâu cổ sao khô, bạch khiên ngưu sao khô (lượng bằng nhau) làm thành bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ khô sạch có nút kín. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g , chiêu với nước cơm.
Chữa dương ủy, di tinh
Quả trâu cổ sao khô 12g, dây sàn sạt 12g, sắc nước uống hàng ngày.
Chữa thấp khớp mãn tính
Cành lá trâu cổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, Cành dâu; mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, sao khô, sắc lấy 100ml cao lỏng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa thoát vị bẹn
Cành lá trâu cổ sao khô 40g, rễ mộc thông 3 lá 60g. Sắc lấy 2 bát thuốc, cho 1 quả trứng gà vào đun chín, chia làm 2 lần uống trong ngày .
Chữa suy nhược sau ốm
Cành lá trâu cổ 80g hầm với 300g xương lợn, ăn hàng ngày.
Chữa trẻ em gầy còm
Dùng 60g cành trâu cổ hầm với thịt gà ăn hàng ngày.
Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
Cành lá trâu cổ 30g, rễ cỏ tranh 30g, mã đề 20g, sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng trâu cổ
Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng.
Người bị bệnh thất huyết, bệnh băng lậu không nên dùng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng trâu cổ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Bí ngô - Thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh |
Chút chít - Loại cây cỏ mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh |
Hành lá: Gia vị quen, vị thuốc quý |