Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng |
Đặc điểm của bí ngô
Bí ngô có tên gọi khác là Bí đỏ, Bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo L, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Cây thảo, sống lâu năm. Thân có năm cạnh, có lông dầy, thường có rễ ở những đốt.
![]() |
Lá mọc so le, có cuống dài 8-20 cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên , tua cuốn phân nhánh.
Hoa đơn tính cùng gốc, mầu vàng , hoa đực có đế hoa ngắn , đài loe rộng có thùy hình dải hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng , hoa cái có lá đài dạng lá rõ, bầu hình tròn hoặc hơi dài.
Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng : dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu , dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhẵn, khi chín mầu vàng trắng, vỏ giữa mầu vàng cam, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả , hạt mầu trắng xám, có mép mỏng và mầu sẫm hơn. Mùa hoa: tháng 3-4 , mùa quả tháng 5-6.
Bí ngô là loài cây trồng quen thuộc từ bắc đến nam. Cây được trồng bằng hạt gần như quanh năm, thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm.
Bộ phận dùng là hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô, có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu – đông.
Thành phần hóa học
Dầu béo (30-53%); phytosterol (spinasterol, ergostenol, campesterol, stigmasterol, clerosterol và isofucosterol ); các terpen. Thành phần chính trong dầu hạt gồm: acid linoleic (35-68%), acid oleic (15-48%). Chất không xà phòng hoá đặc trưng là squalen (39-46%). Ngoài ra còn có một ít amino acid (cucurbitin, γ-aminobutyric acid, ethylasparagin, citrullin). Trong đó, squalen và cucurbitin được xem là chất đánh dấu.
![]() |
Theo y học cổ truyền
Hạt bí ngô có vị bùi, béo, tính ấm, có tác dụng trừ giun sán.
Hạt của cây bí ngô rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy kho, dùng để chữa bệnh giun sán. Người lớn, ngày uống 20 – 40g hoặc hơn nữa (hạt đã bỏ vỏ). Đối với trẻ em, liều lượng tùy theo tuổi. Tác dụng trị sán của bí ngô tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix – mas Roth.) nhưng không độc với cơ thể.
Bài thuốc sử dụng bí ngô
Chữa ho khan, ho đàm do phế yếu
bí ngô 100g, đậu phụng 40g, hầm ăn tuần vài lần.
Đau đầu, nhức đầu, chóng mặt
Nấu 100g bí đỏ hầm với 100g đuôi heo và 40g đậu phộng. Hầm trong nồi áp suất cho đến khi nhừ rồi mang ra ăn, món ăn này sẽ giúp cải thiện chứng nhức đầu hiệu quả.
Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến
Ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.
Tiểu đường
![]() |
Lấy 100g bí ngô còn xanh hầm với 50g thịt vịt, cho gia vị vừa đủ rồi ăn trong ngày.
Hỗ trợ chữa viêm gan
Dùng 200g bí ngô nấu chung với 100g gan heo. Ninh thật nhừ giống cháo rồi ăn.
Trị đau lưng
Lấy 60g bí ngô, 60g rễ cây bông. Rửa sạch hai nguyên liệu này, sắc uống ngày 2 lần để giảm đau mỏi lưng nhanh chóng. Hoặc bạn có thể dùng hạt bí ngô, lá cây đậu phộng, đậu đỏ và gừng khô. Đem sắc thành nước để uống, ngày uống từ 2 – 3 lần giúp trị chứng đau lưng hiệu quả.
Người bị rối loạn mỡ máu
Lấy ¼ bí ngô thái nhỏ, cho thêm 500ml nước vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn rồi lọc phần xác chỉ lấy nước uống. Kết hợp uống nước này và đi bộ vào mỗi sáng sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với người bị rối loạn mỡ máu.
Làm đẹp da
Có thể biến bí ngô thành nhiều món ăn làm đẹp da như hầm bí với đậu xanh, chân giò, uống sữa bí ngô, ăn hạt bí ngô rang hàng ngày. Tuy nhiên, cần ăn ở mức vừa phải nếu không muốn bị tăng cân.
![]() |
Tẩy giun
Cách tốt nhất là ăn sống hạt bí ngô hoặc rang lên rồi kết hợp uống thêm thuốc tẩy giun sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa sốt cao buồn bực, nóng ban, giải khát giải nhiệt
Lấy 100g bí ngô, 50g đậu xanh. Cho nước nấu thành cháo thêm đường ăn trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng bí ngô
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí ngô quá 2 bữa /tuần. Nguyên do là trong bí ngô chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hoá, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Không nên dùng hạt bí với giấm chua giảm hiệu lực của hạt bí.
Bí ngô có thể tương tác với những loại thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng./.
![]() |
![]() |
![]() |