Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý Cây vông vang - loài dược liệu quý từ lá đến rễ |
Đặc điểm của cây phan tả diệp
Cây phan tả diệp tên thường gọi là Phan tả diệp, Dương tả diệp, Tả diệp trà. Tên khoa học là Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Họ Vang (Caesalpiaceae).
Thân cây cao đến 1m, dạng mảnh và mỏng, chia thành nhiều cành và thường có màu xanh nhạt hoặc phủ một lớp lông mịn.
Loại Hiệp diệp gốc Ai Cập có lá nhọn, lá cây mọc so le và được hình thành thành từng cặp lá kép, có hình trứng hoặc hình mác, với chiều dài khoảng từ 2 đến 4 cm. Mũi lá thường nhọn ở đỉnh. Màu sắc của lá là xanh nhạt hoặc xanh xám. Bề mặt lá được phủ bởi một lớp lông mịn, dễ bị rơi ra khi tiếp xúc.
Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 3 năm sau.
Hoa Hiệp diệp có màu vàng, hoặc vàng nhạt, xanh nhạt, cánh hình bầu dục dài. Hoa thường mọc ở chùm nách lá, có 10 nhị trong đó có 3 nhị lép. Quả loại đậu, có hình trứng, hơi dẹt, dài khoảng 4 – 6 cm. Mỗi quả chứa khoảng 6 – 8 hạt, hình trứng, có màu lục pha nâu. Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 3 năm sau.
Lá và hạt Phan tả diệp được sử dụng để làm dược liệu.
Lá Phan tả diệp thường được thu hoạch vào mùa nắng. Sau đó phơi lá dưới ánh sáng mặt trời, thường xuyên đảo lá để lá có thể khô đều. Không nên phơi lá quá dày, tránh để lá bị úa vàng, chuyển màu trước khi khô hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu không muốn phơi nắng, lá Hiệp diệp có thể được sấy khô ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Sau đó đóng gói, bảo quản, dùng dần.
Phan tả diệp thường mọc hoang ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ (phía Tây Bắc và Nam). Do đó, Phan tả diệp thường được chia thành 2 loại: Phan tả diệp Ai Cập (lá nhọn) và Phan tả diệp lá hẹp (Ấn Độ).
Ở nước ta, Hiệp diệp được trồng và phát triển tốt ở Ninh Thuận, Phú Yên, Hà Nội, SaPa (Lào Cai) để ứng dụng làm thuốc.
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu trong Phan tả diệp là antraglucozit bao gồm sennoside A, sennoside B, aloe.emodin tự do, rhein.
Ngoài những thành phần chính nếu trên Phan tả diệp còn chứa các thành phần sau: Kaempferola C10H6O2(OH)4 và isorhamnetin.
Theo y học cổ truyền
Phan tả diệp là một vị thuốc có tính hàn, vị ngọt đắng quy vào kinh đại trường.
Vì vị thuốc này quy vào kinh đại trường nên có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đi đại tiện bị bí (táo bón), hỗ trợ làm sạch ruột, chữa các chứng thực nhiệt, giúp hạ nhiệt thanh nhiệt.
Phan tả diệp vị đắng có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Liều lượng dùng cho tẩy xổ mạnh từ 4 - 6g ngâm kiệt; nếu muốn tẩy sổ nhẹ hơn thì uống với liều lượng thấp hơn.
Bài thuốc sử dụng phan tả diệp
Thanh nhiệt, hết mụn nhọt
Dùng Phan tả diệp 12g hãm với nước sôi, để nguội, lọc bỏ phần bã, dùng uống hết một lần. Mỗi ngày sử dụng 2 thang cho đến khi đại tiện thông lợi thì dừng thuốc.
Hỗ trợ thải độc gan
Lấy lá phan tả diệp với cà gai leo với lượng vừa đủ và sắc với khoảng 1,5-2 lít nước rồi uống hàng ngày giúp lọc máu, thải độc gan rất tốt. Cũng nhờ tác dụng này mà các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cũng được chữa trị.
Hỗ trợ cầm máu
Khi bị thương và nếu máu chảy không ngừng thì bạn có thể sử dụng khoảng 2g lá tả diệp tươi đắp vào vết thương sẽ giúp cầm máu rất tốt. Mỗi ngày làm 3 lần sẽ giúp làm gia tăng số lượng tiểu cầu và fibrinogen, từ đó giúp rút ngắn thời gian đông máu.
Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy
Phan tả diệp 2g, binh lang, đại hoàng đều 3g, sơn tra 10g, sắc uống.
Trị táo bón
Mỗi ngày dùng phan tả diệp khô 3 – 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống.
Hỗ trợ giảm cân, điều trị béo phì
Lấy 20g lá phan tả diệp rửa sạch, hãm cùng 1,5 lít nước, uống thay nước lọc hàng ngày. Có thể tăng lượng nước hoặc lá cây tùy theo từng tình trạng nhưng không được quá 30g mỗi ngày.
Trị táo bón do nhiệt tích
Dùng phan tả diệp 6g, chỉ thực 6g, hậu phác 9g, sắc uống.
Trị táo bón do khô ruột, phân khô cứng
Phan tả diệp 12g, quyết minh tử 16-20g, nhân trần 12g, cam thảo 6g, sắc nước uống như trà.
Trị táo do thực tích
Phan tả diệp 4 – 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g, sắc uống.
Tẩy ruột trước khi phẫu thuật hậu môn
Buổi chiều hôm trước khi phẫu thuật cần nhịn ăn. Vào lúc 3 giờ chiều hãm 10 g Phan tả diệp với nước sôi, dùng uống khi còn ấm.
Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật
Dùng phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống.
Lưu ý khi sử dụng trà phan tả diệp
Sử dụng phan tả diệp quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng dữ dội, táo bón nặng, hạ kali máu, ngứa, buồn nôn, đau bụng trên, chán ăn, nước tiểu đậm màu, đại tiện có màu đất sét, da vàng; các biểu hiện dị ứng như phát ban, sưng mặt, lưỡi, môi, họng. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào nêu trên, cần ngừng sử dụng ngay lập tức.
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không nên sử dụng trà phan tả diệp vì có thể gây sảy thai. Hoạt chất trong trà cũng có thể bài tiết qua sữa mẹ gây tiêu chảy, đau bụng.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, người bị mẫn cảm với các thành phần của thảo dược nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tham khảo và thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược (bao gồm kê đơn và không kê đơn) trước khi sử dụng trà phan tả diệp.
Như vậy, trà phan tả diệp hay thức uống từ lá cây phan tả diệp giúp trị nhiều tình trạng như táo bón, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu rất tốt. Ngoài ra, đây còn là thức uống giúp giảm cân với chị em phụ nữ rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thức uống này, bạn vẫn cần có một số lưu ý nhất định.
Những điều chưa biết về cây cóc mẳn |
Bài thuốc trị giun từ cây keo dậu |
Hoa giấy: Vừa là cây cảnh, vừa là vị thuốc quý |