Ngũ bội tử - Bài thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa Những điều chưa biết về cây cóc mẳn Mộc nhĩ - Vị thuốc bổ dưỡng, chữa bệnh hiệu quả |
Đặc điểm của cây keo dậu
Cây keo dậu có tên gọi khác là Bồ kết dại, Keo giậu, Bình linh, Táo nhơn, Keo giun và Bò chét. Tên khoa học: Leucaena leucocephala, thuộc họ Trinh nữ (danh pháp khoa học: Mimosaceae).
Cây keo dậu dễ sống, mọc trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn, nên thường mọc dại ven sông, ao. Thân cây nhỏ, phân cành ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu, là loài thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Thân cây không có gai và thường có màu xanh lục hoặc nâu đỏ.
Lá kép hai lần giống hình lông chim, mọc so le, đầu nhọn, lá phía dưới và phía trên thường nhỏ hơn.
Cụm hoa keo dậu mọc ở kẽ lá, có lông nhỏ màu trắng, tràng có 5 cánh thuôn hẹp ở gốc. Quả dậu thẳng, dẹt và mỏng giống . Bên trong 1 quả thường chứa từ 15–20 hạt, dẹt, nhẵn, cứng và có màu nâu sẫm.
Mùa hoa keo dậu nở thường vào tháng 4–6, mùa quả ở tháng 7–9.
Cây ra hoa nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt.
Hạt keo dậu được sử dụng để làm dược liệu.
Sau khi quả chín đem hái về rồi bóc lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần. Lá và đọt ngon của cây được nhân dân hái về để nấu canh hoặc luộc ăn như một loại rau thông thường.
Cây keo dậu có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, cây đã được di thực vào nước ta và mọc hoang nhiều tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên Bình Định,,…
Thành phần hóa học
Keo dậu đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Một số thành phần hóa học được tìm thấy trong dược liệu, bao gồm:
Hạt cây bình linh chứa chất đường, protit 21%, chất nhầy 12 – 14%, leuxenola, chất béo 5.5%,…
Hạt chứa chất đường, protit 21%, chất nhầy 12 – 14%, leuxenola, chất béo 5.5%.
Lá chứa nhiều protein, carotene, tannin, quercetin,..
Chồi non và lá non chứa một lượng độc tố minosine. Vì vậy nếu dùng thảo dược này để làm thức ăn, cần đem ủ chua, nhúng với nước để qua đêm hoặc xử lý với nhiệt độ trên 70 độ C nhằm giảm lượng độc tố. Hàm lượng độc tố dưới 5% được cho là an toàn và có thể sử dụng cho con người.
Theo y học cổ truyền
Vị của hạt keo dậu hơi đắng, mùi thơm, tính mát.
Theo các bài thuốc Đông Y, tác dụng chính là dùng để trị giun. Sử dụng hạt keo dậu để diệt giun đũa (ký sinh trùng đường ruột).
Hạt của cây keo dậu được coi là bài thuốc tẩy giun đũa thông dụng và dễ dùng. Hạt chín đem rang vàng đến khi nở, tán thành bột mịn. Bột keo dậu có màu vàng sẫm và mùi thơm, dùng để uống.
Ngừa thai: vỏ thân cây và vỏ rễ có tác dụng ngừa thai
Ở Ấn Độ, người ta còn sử dụng cây keo dậu để chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa.
Ở Indonesia, hạt keo giậu được sử dụng để chữa đái tháo đường.
Ở Philippines, hạt rang vàng làm thuốc giúp dịu viêm, rễ làm thuốc điều kinh.
Ở Trung Quốc, dùng rễ cây để chữa mất ngủ.
Đối với người lớn: dùng 25–30g/ngày.
Đổi với trẻ em:
Dưới 3 tuổi: dùng 2g/ngày.
Từ 3–5 ngày: dùng 5g/ngày.
Từ 6–10 tuổi: dùng 7g/ngày.
Từ 11–15 tuổi: dùng 10g/ngày.
Lớn hơn 16 tuổi dùng liều như người lớn.
Thường uống 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm, lúc đói.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây keo dậu
Trị giun
Hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10-15g (trẻ em) hoặc 25-50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liền trong 3-5 buổi sáng. Không cần dùng thuốc tẩy. Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao.
Trị chứng vàng da và thiếu máu
Củ mài (hoài sơn), sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng) mỗi vị 12g, ô tặc cốt (mai mực), hạt keo dậu, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu) mỗi vị 6g. Đem các vị trên rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường
Hạt keo dậu già 50g. Rang với lửa nhẹ cho khô rồi nấu lấy nước uống, ngày dùng 2 lần. Duy trì sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng từ 2 – 3 ngày rồi sử dụng lại.
Lưu ý khi sử dụng hạt keo dậu chữa bệnh
Ăn quá nhiều hạt keo dậu có thể gây rụng tóc.
Ngoài ra một số tài liệu ghi chép rằng, chất độc trong cây bình linh có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, chảy nước bọt, giảm khả năng sinh sản và đục thủy tinh thể.
Nên luộc đọt non của cây bình linh trong 15 phút rồi bỏ nước để loại bỏ độc tốc trước khi ăn.
Ngoài ra bạn cũng có thể nấu đọt rau bình linh với nồi sắt để tạo phản phức hợp giữa kim loại và mimosine từ đó làm giảm nồng độ độc tố trong dược liệu.
Cây keo dậu có nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng vị thuốc này, bạn chỉ nên áp dụng bài thuốc khi có hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc.
Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu |
Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y |
Những điều chưa biết về quả mắc kham |