Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y

Cây tỳ bà có thể được sử dụng ở rất nhiều dạng như thuốc bột uống, thuốc sắc, tán bột làm hoàn…
Thạch hộc tía - Dược liệu chữa bệnh quý hiếm Những điều chưa biết về cây bách bộ Cây hoàn ngọc - Dược liệu điều trị nhiều bệnh

Đặc điểm của cây tỳ bà

Cây tỳ bà có tên thường dùng: Tỳ bà diệp, Ba diệp, Nhót tây, Thanh trích tỳ bà diệp (rửa sạch rồi sao), Mật trích Tỳ bà diệp (tẩm nước mật hoặc nước đường sao), Tỳ bà lộ (cất lấy nước). Tên khoa học là Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y

Tỳ bà là một trong những loại cây thảo được quý với chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 6 – 8m.

Lá của cây tỳ bà thường mọc so le, phiến lá có hình mác, đầu nhọn với chiều rộng khoảng từ 3 – 8cm và chiều dài khoảng từ 12 – 30cm. Mặt trên của lá có răng cưa còn mặt dưới có màu xám hoặc vàng nhạt, nhiều lông.

Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15 – 20 mm, có lông màu hung đỏ. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy hình tháp, lá bắc hình mác nhọn. Đài có ống rất ngắn, loe rộng phủ đầy lông. Cánh hoa có móng hình tròn. Nhị 20 ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị ở gốc. Bầu có lông chia 5 ô.

Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3 – 4cm. Đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1 – 2 hạt to không phôi nhũ.

Lúc còn non, quả vị rất chua. Khi chín có màu vàng cam, vị ngọt pha chua, phần thịt mềm, thanh mát, hơi thơm nhẹ. Nhìn bề ngoài thì quả Tỳ bà trông giống quả trứng gà, vì màu sắc lúc chín cũng màu vàng, nhưng bé hơn quả trứng gà, chỉ bằng 2 hoặc 3 ngón tay người mà thôi.

Lá của cây tỳ bà được sử dụng để làm vị thuốc. Khi chọn cần chú ý lựa lá dày, không non cũng không già. Ưu tiên những lá nguyên, không sâu, không úa, có màu xanh lục hoặc hơi nâu hồng.

Thời điểm thu hái lá tỳ bà để làm vị thuốc thích hợp nhất là từ khoảng tháng 4 đến tháng 5 hằng năm. Sau khi thu hái cần lau sạch lông phủ rồi đem rửa và phơi cho khô. Và trong đông y vị thuốc này có tên là tỳ bà điệp.

Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y

Thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 – 3 hôm bị úa, thối. Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu.

Cây tỳ bà có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, ở nước ta, loại dược liệu này cũng đã được trồng và mọc hoang ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội…

Thành phần hóa học

Lá chứa triterpene (tính chất chống viêm) , acid tormentic, tinh dầu thành phần chủ yếu là nerolidol và farnesol. Ngoài ra còn chứa amygdalin, ursolic acid, oleanolic acid, tartaric acid, citric acid, malic acid. Tannin, vitamin B và C, sorbitol …(Trung dược đại từ điển)

Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá.

Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và C.A., 1955), trong Tỳ bà diệp có chứa axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.

Trong hạt có amydalin và HCN.

Quả có chứa 80 chất có mùi thơm trong nó nhiều chất chứa alcol và carbonyl. Chất chính là hexanal, bezaldehyd…

Thịt quả chứa đường, acid hữu cơ, acid amin. Trong đó đường tự do (13,7%) chủ yếu là do fructose, glucose, sucrose. Hàm lượng đường quả chín cao gấp 2 lần so với quả chưa chín. Acid hữu cơ (0,2%) chủ yếu gồm acid malic, acid formic, acid oxalic…Acid amin 18-30% gồm acid aspartic, valin, acid glutamic, serin, alanin…

Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y

Theo y học cổ truyền

Cây tỳ bà có vị đắng, tính bình, quy kinh Phế, Vị. Chủ trị chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát, trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật), đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.

Cây tỳ bà có thể được sử dụng ở rất nhiều dạng như thuốc bột uống, thuốc sắc, tán bột làm hoàn… Tuy nhiên dù ở dạng nào thì mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12g.

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây tỳ bà

Trị nổi mề đay

250g lá tỳ bà tươi, cạo bỏ lớp lông bên ngoài đi rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó tiến hành hấp cách thủy với đường phèn. Chia thành nhiều lần uống và cần dùng hết lượng thuốc đã làm ngay trong ngày.

Trị hen do phế nhiệt

Lá tỳ bà sao mật, bạch tiền mỗi vị 12g, 14g tang bạch bì, 8g cát cánh, Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống lấy 1 thang thuốc duy nhất.

Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết

Tỳ bà diệp, hạt bí đao, sa sâm, sinh ngưu bàng tử, qua lâu bì mỗi vị cân lấy 9g, mã đậu linh, xạ can mỗi vị 6g, xuyên bối mẫu, thuyền toái, sinh cam thảo mỗi vị 3g. Cho hết các dược liệu trên vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút chỉ còn phân nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng khi nước thuốc còn ấm.

Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc

Lá tỳ bà, vỏ rễ dâu tằm, quả dành dành, sa sâm mỗi vị 12g, Hoàng bá, hoàng liên mỗi vị 8g, 4g cam thảo. Cho dược liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang thuốc.

Chữa ho ra máu nhẹ

12g lá tỳ bà, 63g bạch cập, 20g ngó sen, 12g a giao chiêu thêm nước vào bắc bếp đun sôi còn ấm để uống, mỗi lần uống 8g, uống 2 lần/ngày.

Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y

Chữa hôi miệng

3g lá cây tỳ bà, 1g hắc phàn, 2g kha tử. Đem đi sắc chung với nước lọc. Dùng nước sắc này để ngậm khoảng từ 5 – 10 phút, tiến hành 3 – 5 lần/ngày. Lưu ý với bài thuốc này chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.

Chữa ho gà

Lá tỳ bà, rễ cỏ tranh mỗi vị 120g, 63g tỏi củ, 125g bách bộ, 20g xơ mướp. Cho các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.

Trị hoa mắt và đầu váng

Dùng chích thảo 40g, hậu phác 20g, mạch môn 40g, mộc qua 40g, lá tỳ bà 20g, đinh hương 20g, hương nhu 30g, mao căn 40g, trần bì 20g, gừng 3 lát. Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 12 – 14g.

Chữa chảy máu cam

Lá tỳ bà lau sạch lông, sao vàng, tán nhỏ. Ngày 2 lần, mỗi lần dùng 4 – 8g, uống với nước chè.

Trị ho do cảm lạnh

Hái lấy khoảng 20 lá tỳ bà và 20g tía tô, rửa sạch rồi sắc chung với 450ml nước trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.

Trị mụn trứng cá

Lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng bằng nhau. Cho các vị thuốc đã chuẩn bị đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng bột thuốc vừa đủ, hòa với nước ấm rồi thoa đều lên mặt. Có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.

Trị viêm phế quản

1kg lá tỳ bà với 500ml mật ong. Ban đầu đun lá tỳ bà với 4 lít nước lọc, đên khi nước rút bớt thì lọc lấy nước, bỏ bã, bắc bếp cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng thành phẩm. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.

Lưu ý khi sử dụng cây tỳ bà để chữa bệnh

Cây tỳ bà mặc dù là một dược liệu quý tương đối lành tính nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng nó. Cần dùng đúng liều lượng mà mỗi bài thuốc yêu cầu, tránh lạm dụng để ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Đặc biệt những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.

Mọi thông tin về dược liệu cây tỳ bà mà bài viết tổng hợp trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Để biết thêm bạn có thể trực tiếp liên hệ với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng để tránh gặp phải những vấn đề rủi ro.

Củ cải trắng - Món ăn ngon, bài thuốc bổ Củ cải trắng - Món ăn ngon, bài thuốc bổ
Bát giác liên - Vị thuốc quý chữa rắn cắn Bát giác liên - Vị thuốc quý chữa rắn cắn
Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Dây cóc kèn từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này còn có một công dụng khác vô cùng hữu ích, đó là diệt côn trùng.
Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá

Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá

Cây xương cá không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này như một loại thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm xoang thì không phải ai cũng biết.
Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím có chế biến được nhiều món ăn ngon dinh dưỡng trong bửa cơm gia đình, ngoài là loại thực phẩm quen thuộc, cà tím còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Nấm lim xanh là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc Đông y cách đây hơn 2.000 năm và là một loại nấm quý.
Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên như một vị thuốc quý với nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến ung thư.
Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến. Dưới đây là những bí quyết xua tan cảm lạnh chỉ với những nguyên liệu quen thuộc.
Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Trong y học cổ truyền, khổ qua rừng có tính hàn, vị rất đắng, có các công dụng như giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho, điều trị bệnh ngoài da…
Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Cây ráy được coi như một loại dược liệu cổ truyền, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian bởi các tác dụng quý báu, đặc biệt là phần củ.
Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng là thường được người sử dụng bỏ đi khi đã lấy múi. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt….
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Khoai lang là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khoai lang được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến việc chế biến khoai lang sống thành nước ép – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Trong vườn nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn luôn có một số loài hoa, nếu chúng ta không biết thì chỉ coi đó là hoa bình thường. Nhưng sự thật đằng sau lại thật bất ngờ, bởi những loài hoa đó có thể làm thuốc, ví dụ như: Hoa cau, hoa bưởi, hoa chuối.
Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Gà là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều, tuy nhiên ít ai biết đến một bộ phận khác của gà là mật gà cũng có tác dụng đối với sức khỏe.
Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm là loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương, sử dụng cá cơm đúng cách sẽ giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện chức năng gan, tốt cho xương, giúp sản sinh hồng cầu…
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen được coi như một vị thuốc "thần dược" trong dân gian. Theo như đông y tỏi đen giúp phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan…
Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Hàu là một loại hải sản ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hàu còn được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện sinh lý ở nam giới, tốt cho mắt, cải thiện chức năng não...
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động