Atiso - Vị thuốc quý giải độc gan Mít: Trái cây ngon, vị thuốc quý Gừng gió - Vị thuốc quý trong dân gian có thể chữa nhiều bệnh |
Đặc điểm của cây thạch hộc tía
Thạch hộc tía có tên khoa học Dendrobium officinale Kimura et Migo, thuộc chi Thạch hộc, họ Lan (Orchidaceae).
Tên gọi khác của thạch hộc tía: Cây còn gọi là lan thạch hộc tía, kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Cây có tên thạch hộc là do cây này thường mọc ở trong các kẽ đá.
Thạch hộc sống phụ sinh trên thân cây gỗ hoặc ở những vách đá. Chúng thường mọc thành khóm và chỉ cao khoảng 30 – 50cm. Thân của cây thạch hộc không tròn và có hình hơi dẹt, có những rãnh dọc xuất hiện trên thân, thân dưới mỏng hơn phần thân phía trên.
Ngoài ra, trên thân có những đốt dài khoảng 2, 5 – 3cm, có vân dọc. Tùy vào từng dạng thạch hộc mà màu thân cũng khác nhau. Nếu là thạch hộc tía, thân của chúng sẽ có màu tím. Còn với các dạng thạch hộc khác, thân của chúng có màu xanh.
Lá rộng khoảng 2 – 3 cm, dài khoảng 12cm. Nó có hình thuôn dài mọc so le và tạo thành dây đều 2 bên thân.Trên mặt lá thạch hộc có 5 gân dọc và gần như không có cuống, đầu của lá hơi cuộn lại thành hình cái móng.
Hoa to, có 2 – 4 cánh hình bầu dục hoặc nhọn cuốn thành phễu, mọc ở kẽ lá. Nó có màu hồng, nhưng trong họng hoa sẽ xuất hiện các chấm màu tím. Chúng không mọc riêng lẻ mà mọc thành chùm trên các cuống dài.
Quả nang có hình hơi thoi, nó sẽ tự nở ra khi khô. Trong quả có rất nhiều hạt nhỏ như bụi phấn. Thông thường, hoa sẽ nở vào khoảng tháng 2 – 4, mùa quả là vào tháng 4 – 6. Loại cây này có thể mọc hoang nhưng cũng có thể được dùng làm cảnh.
Đây là loại cây quý hiếm. Đặc điểm của giống là sai hoa, hoa to, đẹp, hương thơm nên rất được ưa chuộng.
Tại Việt Nam cũng có nhiều loài Lan. Chúng được phân bố rộng rãi, trải dài từ Bắc vào Nam. Có nhiều loại sắp hoặc đã bị tuyệt chủng, một số khác thì đang được liệt vào sách đỏ cần phải được bảo tồn. Trong số những loài này, chúng ta cần kể đến loài lan Thạch hộc Dendrobium nobile Lindl. Nó phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, với giá trị dược liệu cao, lan Thạch hộc tía đã bị khai thác tới mức bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
Cây được nghiên cứu nhân giống nhằm mục đích làm thuốc, việc ứng dụng công nghệ sinh học mà cụ thể là kỹ thuật nhân giống in vitro là một trong những phương pháp mà Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp đang sử dụng hiện nay và cho thấy hiệu quả trong việc tạo ra số lượng lớn cây giống và đồng đều về chất lượng cung ứng cho thị trường.
Người ta dùng thân và cành của cây để làm thuốc.
Thạch hộc tía sau khi được thu hái, rửa sạch và dùng tươi.
Thành phần hóa học
Trong Thạch hộc chứa polysaccharide, alkaloid, các acid amin, nhiều chất khoáng kali, canxi, magie, mangan, đồng, titan và nhiều nguyên tố vi lượng.
Ngoài ra, trong thân cây Thạch hộc tía còn có những hợp chất đặc thù như phenanthryn, bibenzyl , keton, ester và các chất nhầy, hợp chất amidon.
Thân Thạch hộc có dầu bay hơi, trong đó có chất manool của hợp chất ditecpen chiếm hơn 50%.
Theo y học cổ truyền
Thạch hộc có vị hơi ngọt đắng, tính hàn vào 3 kinh phế, vị, thận, có tác dụng công năng tư âm, thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô.
Bài thuốc sử dụng thạch hộc tía
Bài thuốc điều trị ho
Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, tỳ bà diệp 4g, trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa suy nhược thần kinh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ
Thạch hộc 12g, Mạch môn 12g, Kỷ tử 12g, Sa sâm 12g, Hạ khô thảo 12g, Mẫu lệ 12g, Câu đằng 12g, Cúc hoa 8g, Trạch tả 8g, Địa cốt bì 8g, Táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc dưỡng khí bổ huyẽt, ích thận cường dương
Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g, trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g, nước 500ml.
Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc uống, sắc cạn còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị di tinh, mộng tinh
Thạch hộc 12g, Kim anh 12g, Mạch môn 12g, Sa sâm 12g, Liên nhục 12g, Khiếm thực 12g, Quy bản 8g. Sắc uống.
Uống rượu ngâm thạch hộc tía giúp bồi bổ cơ thể, tráng kiện gân cốt:
Rượu thạch hộc tía có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng kiện gân cốt, sinh tinh bổ huyết. Để ngâm rượu bằng loại thảo dược này, bạn có thể tham khảo cách sau: Chuẩn bị 500g thạch hộc, 500g mạch môn, 300g đẳng sâm, 300g ngũ vị tử, 300g câu kỷ tử, 100g đỗ trọng, 200g đương quy. Cho các vị thuốc này vào một cái bình thủy tinh, đổ khoảng 10 lít rượu vào rồi đậy nắp kín. Sau một thời gian, dùng rượu này để uống thường xuyên sẽ cảm nhận được hiệu quả của nó.
Trị viêm bàng quang mạn tính
Thạch hộc 12g, Sa sâm 12g, Ngưu tất 12g, Thục địa 12g, vỏ Núc nác 12g, Kim ngân hoa 20g, Mã đề 16g, Tỳ giải 16g. Sắc uống.
Lưu ý khi dùng thạch hộc tía
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây thạch hộc tía được cho là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp không nên áp dụng bài thuốc này. Thêm vào đó, chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp, dùng quá liều có thể gây phản tác dụng.
Thạch hộc cần nấu trước khi phối hợp các dược liệu khác vào dạng thuốc sắc.
Không dùng thạch hộc cho những người mới bị bệnh do sốt gây ra.
Thạch hộc là vị thuốc quý, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và tránh tác dụng phụ, quý độc giả cần có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc, chứ không nên tự ý sử dụng.
Cây óc chó - Vị thuốc chữa bệnh tim mạch hiệu quả |
Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại để tránh ngộ độc |
Kê huyết đằng - Dược liệu trong nhiều bài thuốc |