Bắp cải - Món ăn ngon, bài thuốc quý Cây óc chó - Vị thuốc chữa bệnh tim mạch hiệu quả Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại để tránh ngộ độc |
Đặc điểm của kê huyết đằng
Kê huyết đằng hay còn có nhiều tên gọi khác như cỏ máu, dây máu, hồng đăng, đại hoàng đằng,... thuộc nhóm thực vật dây leo thân gỗ. Tên khoa học là Sargentodoxaceae thuộc họ đậu (Fabaceae).
![]() |
Cây cỏ máu là một dạng cây dây leo lớn có thân gỗ. Thân có thể dài đến 10 mét, đường kính thân dao động từ 3- 4 cm. Thân hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, hơi thô ráp. Cắt đôi thân thấy chảy ra nhựa màu đỏ tương tự như màu máu nên mới được người dân gọi là cây cỏ máu.
Lá cỏ máu là lá kép, bao gồm 3 – 9 lá chét hình trứng. Mặt trên của lá bóng nhẵn, màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Lá chét nằm giữa cuống thường dài hơn so với các lá mọc hai bên.
Hoa cỏ máu mọc đâm ra từ các nách lá. Cuống hoa nhỏ, bên ngoài phủ lông mịn. Hoa mọc thành tràng mài tím. Quả ra vào tháng 9 đến tháng 10 trong năm. Quả đậu, hình trứng hoặc lưỡi liềm, dài khoảng 7cm, có lông nhung, chứa 3 – 5 hạt.
Quả xuất hiện vào giai đoạn tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Hình dáng quả tương tự quả trứng, chiều dài trung bình 7cm, bên ngoài bao phủ bởi một lớp lông mịn. Bên trong quả chứa từ 3 đến 5 hạt nhỏ.
Thân ( dây ) của cây cỏ máu lá bộ phận có giá trị dược liệu, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Cỏ máu hay huyết đằng phát triển mạnh tại khu vực núi cao trên 850m. Tại Việt Nam, loài thực vật này sinh trưởng tốt cả ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc, chủ yếu là tại vùng núi cao.
Phần dây leo kê huyết đằng có thể dùng tươi hoặc dùng khô, tương ứng với 2 phương pháp thu hái cơ bản.
Thu hái tươi: Dây leo sau thu hái cần rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Sau đó, phần thân này được dùng ngay.
Thu hái khô: Dây leo kê huyết đằng tươi đem ngâm cùng nước. Với loại dây nhỏ, thời gian ngâm chỉ từ 2 tiếng trở lại. Tuy nhiên loại dây leo cỡ lớn, bạn phải ngâm trong 3 ngày liên tiếp. Khi đủ thời gian ngâm, dây leo bắt đầu được vớt ra, rửa sạch cùng nước, thái thành từng lát mỏng và đem phơi khô.
Sau quá trình thu hái, huyết đằng cần bảo quản trong môi trường. Loại dược liệu này thích hợp cất giữ tại nơi khô ráo, thông thoái.
![]() |
Thành phần hóa học
Trong thân cây chứa Beta Sitosterol, Daucosterol, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, Milletol, Medicagol, Epicatechin, Nhựa, 4-tetrahydroxy chalcone, Protocatechuic acid, Licochalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol.
Trong rễ, vỏ và hạt cây cỏ máu có chất nhựa, Glucozit, Tanin và một số hợp chất khác.
Theo y học cổ truyền
Cây cỏ máu có tính ấm,, mùi thơm nhẹ, vị đắng, hậu ngọt ( tức khi dùng thấy bị đắng ở đầu lưỡi nhưng khi nuốt hết vào thì để lại vị ngọt ở cuống họng), quy vào 3 kinh gồm: Can, Thận, Tỳ. Tác dụng chỉ thống, lợi huyết, thông kinh hoạt lạc, thư cân, hành huyết, táo Vị, làm bền chắc gân xương.
Bài thuốc từ kê huyết đằng
Chữa kinh nguyệt không đều
Sử dụng kê huyết đằng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày.
Giúp cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm
Sử dụng bài gồm có 90g kê huyết đằng, đem rửa sạch, rồi sắc lấy nước. Cho vào trong hỗn hợp thuốc vừa sắc 1 – 2 quả trứng gà nấu như canh và kiên trì ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để bồi bổ sức khỏe.
Chữa đau dạ dày
Kê huyết 6 đến 20g. Sắc với nước, hoặc ngâm với rượu để uống, có khả năng sử dụng dây để nấu cao đều được.
Chữa viêm khớp dạng thấp
Hy thiêm, rễ vòi voi, kê huyết đằng và thổ phục linh mỗi thứ 16g, sinh địa 12g, rễ cà gai leo 10g, huyết dụ 10g, ngưu tất 12g, nam độc lực 10g, rễ cây cúc ảo 10g. Đem sắc uống ngày 1 thang.
![]() |
Chữa thiếu máu, hư lao
Sử dụng kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 -10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày uống 2 – 4g, pha với ít rượu.
Trị rối loạn kinh nguyệt
Chuẩn mắc tô mộc 5g, kê huyết đằng 10g cũng như nghệ vàng 4g. Đem một số vị thái nhỏ, phơi/ sấy khô sau đấy sắc uống hết trong ngày. Nhưng phụ nữ đang có thai không được dùng bài thuốc này.
Hoặc sử dụng ích loại 16g, nghệ 8g, đào nhân 8g, xuyên khung 8g, sinh địa 12g với huyết đằng 16g. Đem sắc lấy nước uống.
Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương
Sử dụng kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần. Hoặc: kê huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cỏ xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.
Chữa đau dây thần kinh hông
Dùng kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc: kê huyết đằng 20g, dây đau xương 20g, ngưu tất 20g, cẩu tích 20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, thiên niên kiện 8g, cốt khỉ củ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau thần kinh tọa
Sử dụng ngưu tất 12g, đào nhân 12g, nhọ nồi 10g, kê huyết đằng 20g, hồng hoa 12g, nghệ vàng 12g với cam thảo 4g. Đem những vị sắc với 400ml nước, còn lại khoảng 100ml. Chia thành 2 lần uống cũng như dùng hết trong ngày.
Hoặc: Chuẩn mắc dây đau xương, cẩu tích, huyết đằng và ngưu tất mỗi thứ 20g, ba kích 12g, cốt khỉ củ 8g, cốt toái bổ 12g với thiên niên kiện 8g. Đem sắc ngày dùng 1 thang.
Chữa đau lưng
Dùng kê huyết đằng 16g, rễ trinh nữ 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g. Sắc uống.
![]() |
Chữa đau các khớp tứ chi
Sử dụng kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi mỗi vị 10 -12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm khớp dạng thấp
Dùng kê huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi vị 16g; ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g; nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Điều trị huyết hư dẫn tới chóng mặt, đau tại vùng tim, nhức mỏi, tim đập không đều
Huyền sâm 15g, huyết đằng 20g, mạch môn 15g và hạt muồng 15g, tâm sen 4g. Đem sắc uống.
Lưu ý khi sử dụng cây kê huyết đằng
Cỏ máu có thể gây động thai nên không an toàn cho bà bầu. Phụ nữ đang mang thai tránh sử dụng.
Trẻ em, người bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần có trong dược liệu cũng không nên dùng.
Trường hợp sử dụng cây cỏ máu khô, đảm bảo dược liệu không bị pha lẫn với các tạp chất, cây cỏ khác. Dược liệu đã bị ẩm mốc, đổi màu thì không nên dùng có thể gây ngộ độc.
Có máu có tính ấm. Vì vậy người có thể nhiệt nên thận trọng khi sử dụng. Dùng nhiều có thể gây táo bón, khô họng.
Dùng cây cỏ máu đúng liều lượng được hướng dẫn đối với từng loại bệnh.
Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ kê huyết đằng, bạn nên đi thăm khám và tham khảo tư vấn từ thầy thuốc, tuyệt đối không sử dụng bừa bãi.
![]() |
![]() |
![]() |