Một số lưu ý khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe Những thực phẩm tốt cho não bộ Tác dụng tuyệt vời của nước cam đối với sức khỏe |
Đặc điểm của khoai lang
Cây Khoai lang thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae). Là cây thân thảo, sống hằng năm, thân mềm bò hoặc leo, hoa lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đều đặn hoặc có khía.
Chiều dài trung bình của thân khoai lang là từ 1,5 – 2m. Trung bình đường kính từ 0,3 – 0,6cm, trên thân cây có nhiều đốt và thường có lông. Cây khoai lang phổ biến với dạng thân bò. Nhưng ít ai biết được loại cây này cũng có dạng thân đứng và thân leo.
Lá có màu sắc và hình dạng tùy theo giống khoai lang. Thường có màu vàng nhạt, xanh hoặc xanh đậm,… và có hình tim, mũi mác. Vì thuộc họ bìm bìm nên hoa khoai lang có hình dạng giống chiếc chuông, thường mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn thân. Hoa khoai lang có thể mọc riêng lẻ hoặc thành chùm. Hoa chỉ nở vào sáng sớm, hoa sẽ tàn vào lúc giữa trưa.
Rễ của cây khoai lang được chia thành 3 loại:
Rễ con: đây là loại rễ mọc trên các mắt sát với mặt đất, và có thể phân hóa thành rễ củ.
Rễ củ: là loại rễ được phân hóa từ rễ con, và sau đó phát triển thành củ khoai lang.
Rễ nửa chừng: đây là loại rễ có khả năng phân hóa thành rễ củ, tuy nhiên gặp điều kiện bất lợi nên không thể phân hóa.
Củ khoai lang là phần quan trọng nhất của cây khoai lang đối với bà con nông dân. Củ sẽ có hình dạng thon dài, hai đầu nhọn và tròn ra ở giữa. Màu sắc vỏ sẽ tùy thuộc vào giống khoai. Nhưng thường thấy nhất là màu tím sẫm và vàng. Mỗi giống khoai sẽ cho ra củ có mùi vị khác nhau.
Cây có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Nam Mỹ, đặc biệt là Peru và Ecuador. Cây Khoai lang đã được đưa vào châu Á, châu Phi và châu Âu thông qua các cuộc thám hiểm và giao thương trong quá khứ. Hiện nay, cây khoai lang được trồng rộng rãi ở hầu hết các lục địa.
Thành phần hóa học
Trong 100 g củ khoai tươi cho 109 Calo, chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza. Khoai còn tươi chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375% pentozan. Trong 100 g lá khoai lang cho 29 Calo, có 64 mg calci, 33 mg ma giê, 32 mg sắt, 0,72 mg mangan, 15 mg vitamin C.
Theo y học cổ truyền
Củ và lá khoai đều có vị ngọt tính bình, không độc; tác dụng bổ tỳ, ích thận, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi gan mật, sáng mắt; trị táo bón, trĩ, tiêu khát, nhức mỏi cơ khớp, trẻ em cam tích...
Bài thuốc từ khoai lang
Chữa kiết lỵ
Dùng củ khoai lang bị sùng thái lát, phơi thật khô, tán nhỏ bỏ vào lọ kín, uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.
Chữa ngộ độc sắn
Dùng khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.
Thanh nhiệt, giải độc
Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Chữa say tàu xe
Củ khoai nhai sống nuốt nước.
Chữa trĩ, táo bón
Dùng một củ khoai lang to vỏ đỏ ruột vàng. Bổ đôi củ khoai, cho 2-3 củ hành vào kẹp lại bọc lá chuối nướng cho chín sau đó ăn cả khoai và hành, ngày ăn 2-3 củ, ăn nhiều ngày.
Hoặc: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.
Hoặc: Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
Hoặc: Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
Hoặc: Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
Hoặc: Ngọn hoặc lá non khoai lang 100g, luộc chấm với nước sốt cà chua, ăn tuần vài lần.
Chữa bệnh zona (giời leo)
Lá khoai giã nhuyễn đắp ngoài, đồng thời luộc lá non, ăn cả cái lẫn nước.
Chữa trĩ, táo bón
Mỗi lần dùng một củ khoai lang to vỏ đỏ ruột vàng. Bổ đôi củ khoai, cho 2-3 củ hành vào kẹp lại bọc lá chuối nướng cho chín sau đó ăn cả khoai và hành, ngày ăn 2-3 củ, ăn nhiều ngày.
Trị phụ nữ băng huyết
Lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống
Chữa trẻ em cam tích
Lá khoai lang non 100 g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, sắc nước uống.
Chữa mắt quáng gà
Ngọn lá non khoai lang xào với gan lợn, thêm gia vị vừa đủ, ăn tuần vài lần.
Thiếu sữa
Dùng lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Viêm tuyến vú
Lấy khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
Chữa đau mỏi xương khớp
Khoai lang củ hầm với móng giò lợn hoặc duôi lợn, ăn tuần vài lần.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Với ung thư kết tràng, trực tràng: Khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.
Ung thư tử cung: Bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, bột hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Dùng hai loại bột khoai làm vở, các nguyên liệu còn lại làm nhân, vo viên, hấp chín. Dùng như món ăn bình thường.
Chữa viêm gan vàng da sốt nóng
Dùng khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo.
Chữa bị phù nề
Lấy khoai lang 100- 150g rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml dấm.
Lưu ý khi dùng khoai lang
Người bệnh thận ăn nhiều khoai lang dễ mắc thêm chứng bệnh tim mạch. Nguyên nhân là là khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, đặc biệt là kali. Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng bị hạn chế, gây ra những tác hại như rối loạn nhịp tim, do đó bệnh nhân suy thận không ăn ...
Người có hệ tiêu hóa như đại tràng kích thích không nên ăn nhiều khoai lang vì dễ gây đi ngoài.
Ăn rau xanh quá nhiều có gây hại? |
Chế độ ăn uống giúp đẩy lùi bệnh trĩ |
Ăn khoai lang buổi sáng có tốt cho sức khỏe? |