Người mắc bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không? Loại củ sâm giống khoai lang là sản phẩm tuyệt vời bồi bổ sức khỏe Lợi ích của khoai lang đối với sức khoẻ |
Khoai lang là loại củ tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa và hoàn toàn có thể dùng cho bữa sáng. |
Bữa sáng ăn khoai lang có tốt không?
Khoai lang là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp hỗ trợ cũng như cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Với những giá trị ấy, không ít người lựa chọn khoai lang để sử dụng trong bữa sáng, nhiều người còn ví von rằng, ăn một củ khoai buổi sáng còn tốt hơn dùng thuốc bổ, hay ăn khoai buổi sáng tốt hơn trăm lần uống nhân sâm…
Dưới góc độ về dinh dưỡng, TS.BS Từ Ngữ - Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, khoai lang là loại củ tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa và hoàn toàn có thể dùng cho bữa sáng. Tuy nhiên, ông Ngữ cũng cho rằng, không nên so sánh khoai lang với nhân sâm, thuốc bổ bởi làm vậy là “thần thánh” hóa công dụng, khiến nhiều người lầm tưởng và sẽ chỉ ăn khoai lang thay các món ăn khác vào bữa sáng.
Theo tư vấn của TS.BS Từ Ngữ, bữa sáng nếu ăn một củ khoai lang, dù có trọng lượng đến 200g thì vẫn chưa đủ năng lượng cơ bản cung cấp cho cơ thể. Bởi 100g khoai lang chín, phần ăn được mới có 119kcal (theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam), vì thế ăn khoai có thể no nhưng lại ít năng lượng và nó chỉ phù hợp với người đang có ý định giảm cân.
Thời điểm tốt nhất để ăn khoai đó là vào buổi sáng. |
Về giá trị dinh dưỡng, dù khoai lang khá đồng đều các giá trị vi chất và khoáng chất từ các vitamin các nhóm, cho đến các chất như sắt, kẽm, phốt pho, đồng… nhưng hàm lượng chất béo và protein lại rất thấp, coi như không có do vậy không nên ăn khoai thường xuyên, vì như vậy cơ thể dễ bị thiếu chất.
“Mọi người chỉ nên thi thoảng mới dùng khoai lang để ăn sáng, với khoảng 3-4 lần/tháng. Ngoài ra, vẫn có thể ăn bổ sung các món ăn khác đa dạng thực phẩm và nhóm chất hơn ví dụ như bún, miến, cháo, phở hay bánh mỳ…”, bác sĩ Từ Ngữ khuyên.
Dưới góc độ đông y, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, khoai là thực phẩm tốt, lành mạnh và giúp hỗ trợ được nhiều vấn đề sức khỏe, giúp giảm cân, kéo dài tuổi thọ. Do vậy, nhiều người ví von khoai lang chính là “sâm nam của người nghèo”.
Không chỉ có vậy, ông Sáng còn cho rằng thời điểm tốt nhất để ăn khoai đó là vào buổi sáng, bởi chúng giúp no lâu, lại ít năng lượng, giúp nhuận tràng và đặc biệt có hiệu quả với những người bị táo bón.
Khoai lang rất tốt nhưng cần nhớ lưu ý này
Không nên ăn khoai lang nướng vào buổi sáng. |
Dù có nhiều tác dụng và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ông Sáng cũng khuyến cáo, mọi người không nên ăn nhiều, đặc biệt là một số nhóm người ăn khoai lang sẽ tốt cho sức khỏe:
Người bệnh thận: Người mắc bệnh thận không nên ăn khoai lang, nhất là vào buổi sáng vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim. Ngoài ra, khoai lang cũng chứa nhiều axit oxalic - một loại axit hữu cơ, nếu ăn nhiều gây nguy cơ bị sỏi thận.
Rối loạn tiêu hóa, ợ hơi: Những người đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên ăn khoai lang. Bởi bản chất khoai lang rất nhuận tràng, việc ăn khoai lang thay cho bữa sáng có thể sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn. Những người có vấn đề về dạ dày, thực quản ví dụ như bị ợ hơi, ợ chua cũng không nên ăn khoai vào buổi sáng bởi sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, nóng cổ rất khó chịu.
Người bị tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được khoai lang nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Khoai lang có carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu khi ăn quá mức. Khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) là 54, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên theo dõi lượng ăn vào và không nên ăn nhiều.
Không nên ăn khoai lang nướng vào buổi sáng: Rất nhiều người nghĩ rằng khoai lang nướng sẽ ngon và tốt hơn là hấp hoặc luộc. Tuy nhiên, khoai lang khi nướng đã bị mất đi rất nhiều nước, trong khi buổi sáng cơ thể cần bổ sung thêm nước, trong đó có nguồn nước quý giá từ thực phẩm. Do vậy, nên ăn khoai luộc hoặc hấp vào buổi sáng thay vì ăn khoai lang nướng.
Không nên ăn khoai sống, mọc mầm: Sở dĩ khoai lang dễ tiêu hóa vì chúng bị phá hủy, làm mềm tinh bột bằng nhiệt độ, khi không bị phá hủy tinh bột trong khoai sẽ rất khó tiêu hóa, do vậy ăn khoai sống hoặc luộc chưa kỹ sẽ gây tình trạng đầy hơi, buồn bôn, đi ngoài phân sống…