Tỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe Thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn vào bữa sáng Thực phẩm giàu vitamin A tốt cho sức khỏe |
Những lợi ích của ngâm chân nước ấm
Theo Đông y, kiên trì ngâm chân nước ấm trong hàng ngày sẽ có những lợi ích sau:
Cải thiện chứng mất ngủ: Theo Đông y, ngâm chân bằng nước ấm có thể cân bằng âm dương, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu toàn thân, đồng thời giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, lòng bàn chân của con người còn có nhiều đường kinh và huyệt liên quan mật thiết đến nội tạng, ví dụ như ở lòng bàn chân có huyệt Vĩnh Tuyền, có thể làm giảm chứng mất ngủ. Ngâm huyệt Vĩnh Tuyền bằng nước nóng có thể thúc đẩy giấc ngủ.
Giảm cảm lạnh: Khi bạn ngâm chân, nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ tăng lên. Do đó, virus cảm vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ nên có thể sẽ giảm hoạt động, khó tiếp tục sinh sôi. Vì vậy, ngâm chân bằng nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể để đào thải virus cảm lạnh, từ đó làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, tuy nhiên cần lưu ý bệnh nhân bị sốt không nên dùng nước nóng để ngâm chân.
Giúp khai thông kinh mạch: Vào mùa đông lạnh giá, nhiều người bị lạnh tay chân do tuần hoàn ngoại vi kém, ngâm chân nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng lạnh tay chân.
Giúp thư giãn: Lòng bàn chân có nhiều đường kinh, vùng phản xạ và huyệt đạo, nếu bạn thực hiện một vài động tác xoa bóp chân khi đang ngâm chân có thể giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, giảm căng thẳng và có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Những ai nên kỵ ngâm chân nước ấm?
Có một số người không nên ngâm chân nước ấm hàng ngày. |
Theo Đông y, có một số người không nên ngâm chân nước ấm hàng ngày, bởi đó là phương pháp khiến họ bị tổn thương dần dần, là cách “tự tử mạn tính” đối với họ.
Trẻ dưới 12 tuổi: Với trẻ dưới 12 tuổi, bàn chân vẫn đang trong giai đoạn phát triển, hình thành vòm chân. Nếu trẻ được ngâm chân nước ấm thường xuyên có thể khiến dây chằng lòng bàn chân bị lỏng ra, không thuận lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, làm tăng nguy cơ mắc bàn chân bẹt.
Người tăng huyết áp không nên ngâm chân nước nóng: Người huyết áp cao thường có vấn đề về kích thích thần kinh giao cảm và co mạch. Do đó, nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc thời gian ngâm chân quá lâu có thể kích thích dây thần kinh giao cảm của cơ thể con người, làm tăng lượng máu và làm co mạch máu, từ đó tăng huyết áp. Đồng thời, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều có diễn biến phức tạp về tim mạch, mạch máu não nên việc ngâm chân nước nóng có thể khiến bệnh nhân đổ mồ hôi nhiều, khiến máu ứ lại, càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim, não thiếu oxy.
Người bị giãn tĩnh mạch: Do suy van tĩnh mạch ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ bàn chân và tăng lưu lượng máu tại chỗ, nhưng không thể thay đổi tốc độ hồi lưu của tĩnh mạch nên dễ tăng gánh nặng cho tĩnh mạch trở về và làm tăng tình trạng tắc nghẽn chi dưới, làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. vì vậy người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước ấm.
Người bị tim mạch: Đối với các bệnh nhân tim mạch, ngâm chân nước ấm không tốt. Bởi, sau khi ngâm chân nước ấm, hệ thống mạch máu trong cơ thể sẽ giãn ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể làm tăng gánh nặng cho tim mạch và mạch máu não, làm tăng nguy cơ thiếu oxy, thiếu máu cục bộ cấp cho tim và não.
Người bị tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường có thể bị bệnh thần kinh ngoại biên và cảm nhận được nhiệt độ thấp, khiến họ dễ bị bỏng. Nếu bàn chân hoặc chi dưới bị bỏng, do không đủ máu, không đủ dinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm trùng vết thương, có thể gây loét da nghiêm trọng, thậm chí có thể phải cắt cụt chi. Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát kém, bệnh lý thần kinh mạch máu ở chi dưới của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và dẫn truyền cảm giác, dẫn đến cảm nhận nhiệt độ chậm hơn và tăng nguy cơ bỏng.
Người bị nhiễm trùng da: Nếu bạn có vết thương hở, vết loét, nhiễm nấm hoặc các vấn đề về da khác ở bàn chân, việc ngâm chân có thể tạo ra vi khuẩn và khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân bị chàm chân, mụn rộp và các bệnh khác cũng không nên ngâm chân nước ấm, vì da dễ bị nhiễm trùng sau khi bị loét.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.
Những điều quan trọng cần chú ý khi ngâm chân vào mùa đông
Nếu không có kiến thức dược lý nhất định và không hỏi ý kiến bác sĩ, bạn không nên tự thêm dược liệu vào nước ngâm chân. |
Để tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe, khi ngâm chân nước nóng bạn phải lưu ý những vấn đề sau đây.
Thời điểm ngâm chân
Từ 7 giờ tối đến 11 giờ đêm, khí huyết của kinh mạch gan thận tương đối yếu, lúc này ngâm chân nước nóng có thể cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng nội tạng tốt hơn. Ngoài ra, ngâm chân lúc này còn có tác dụng giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Không thêm các thành phần dược liệu
Có rất nhiều loại dược liệu có tác dụng khác nhau. Nếu không có kiến thức dược lý nhất định và không hỏi ý kiến bác sĩ, bạn không nên tự thêm dược liệu vào nước ngâm chân. Việc đó có thể gây tổn hại do sử dụng không đúng cách.
Đừng quá ít nước
Khi ngâm chân, đừng để nước chỉ ngập phần trên bàn chân. Độ sâu của nước có thể chọn khoảng 30 phân, tương đương với huyệt Tam Âm Giao ở mắt cá chân, nếu có thể chạm tới điểm Thành Sơn của bắp chân thì càng tốt. Để đạt được yêu cầu này, chậu ngâm chân được chọn phải đủ sâu, so với chậu thì rõ ràng xô sẽ phù hợp hơn.
Đừng ngâm quá lâu
Việc ngâm chân nước nóng rất thoải mái nhưng thực sự bạn không thể ngâm quá lâu. Mỗi lần ngâm chân có thể kéo dài 20 phút, tối đa không nên quá 30 phút, chỉ cần hơi đổ mồ hôi là có thể dừng lại. Sở dĩ phải làm như vậy vì sức nóng từ việc ngâm chân sẽ được truyền đến toàn bộ cơ thể theo các mạch máu, trong đó đương nhiên trong đó có não.
Nếu ngâm chân nước nóng quá lâu, lượng máu cung cấp lên não sẽ không đủ gây ra triệu chứng chóng mặt, tức ngực. Ngâm chân tưởng chừng đơn giản nhưng cách thực hiện lại rất đặc biệt. Nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác thoải mái khi ngâm chân nước nóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đừng mắc sai lầm đã nhắc ở trên.
Nhiệt độ nước thích hợp để ngâm chân
Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp trong khoảng 38 - 43°C. Không quá nóng hoặc quá lạnh, có thể thêm một ít nước ấm để duy trì nhiệt độ nước thích hợp trong quá trình ngâm chân. Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá cao sẽ làm tổn thương bề mặt da bàn chân, khiến lớp sừng bị khô, mạch máu dễ bị giãn nở quá mức dẫn đến lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng như thận, tim, não không đủ.
Ngoài ra, không nên ngâm chân ngay sau bữa ăn, vì phần lớn máu sẽ dồn về hệ tiêu hóa sau khi ăn no, lúc này ngâm chân ngay sẽ khiến máu dồn xuống hạ bộ gây khó tiêu. Nên ngâm chân sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng là tốt nhất.