Bật mí 7 loại trái cây tốt cho người đau xương khớp 7 loại trà thảo mộc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này |
Trà kim ngân
Theo Đông y, hoa kim ngân có hương vị ngọt, tính lạnh, không gây độc hại, và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cũng như điều trị các trường hợp sốt. Việc thường xuyên thưởng thức trà hoa kim ngân không chỉ giúp giải độc mà còn có thể hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh liên quan đến gan.
Theo thông tin từ tờ Toutiao (Trung Quốc), hoa kim ngân có chứa nhiều flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, và có tiềm năng ngăn ngừa ung thư. Nó cũng cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện tính đàn hồi của mạch máu. Ngoài ra, hoa kim ngân còn chứa nhiều khoáng chất như kẽm, đồng, canxi, magie, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và hệ thần kinh trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, và bổ gan ích trí, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, và các phản ứng khó chịu khác. Do đó, lượng hoa kim ngân tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 15 gram và nên hạn chế việc kết hợp với trà hoặc các loại dược liệu khác.
Trà bồ công anh
Bồ công anh có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị nhiều loại bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm túi mật, và có tiềm năng ngăn ngừa cảm cúm, được ví von như một loại “kháng sinh tự nhiên”. Bồ công anh cũng được sử dụng như một loại thảo dược hiệu quả để chữa bệnh đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, hay cảm giác gan nóng,...
Đối với phụ nữ, bồ công anh còn giúp làm mờ tàn nhang, đem lại hiệu quả trong việc làm đẹp và làm sáng da. Tuy nhiên, những người có vấn đề về tỳ vị yếu hoặc bệnh dạ dày thì nên kết hợp chà là, gừng, hoa hồng,... với bồ công anh để cân bằng dược tính.
Trà Phổ Nhĩ Chín
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hoá ngay trong quá trình sản xuất. Bạn nên uống trà Phổ Nhĩ chín vào đầu mùa thu. Trà Phổ Nhĩ chín có nồng độ thích hợp sẽ kích thích dạ dày và đường ruột. Hương vị dịu dàng, ngọt, dẻo sẽ nuôi dưỡng, bảo vệ và làm ấm dạ dày, hạn chế nóng nực, cáu gắt cho cơ thể rất phù hợp với mùa thu.
Trà Ô long
Ông cha ta thường có câu: “Mùa xuân uống trà hoa, mùa hạ xuống trà xanh, mùa thu thanh trà, mùa đông hồng trà”. Thanh trà hay còn gọi là trà Ô long, rất phù hợp với mùa thu. Cơ thể và độ ẩm vào đầu thu vẫn chưa khôi phục lại trạng thái cân bằng do còn nhiệt độ từ mùa hè chưa tan lại gặp không khí khô, thời tiết mát.
Trà Ô long có tính ấm vừa phải, có thể dưỡng ẩm cho da, giữ ẩm cổ họng, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó có tác dụng làm hết khô da và tăng cường độ ẩm. Thêm vào đó, trà có hương hoa cỏ, trái cây, dự vị ngọt ngào… tất cả khiến người ta mê mẩn dù ngửi hay uống. Tuy nhiên khi uống trà Ô long, bạn lưu ý không uống nước trà sau khi để nguội.
Trà kỷ tử
Theo lý thuyết Y học cổ truyền Trung Quốc, quả câu kỷ tử có hương vị ngọt và tính bình. Chúng có khả năng bổ dưỡng gan và thận, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh và thị lực của con người. Với nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất sinh học hoạt động, loại quả này thường được khen ngợi là "siêu trái cây."
Cách tốt nhất để sử dụng quả câu kỷ tử là ngâm quả câu kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống vào buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp chúng với một muỗng cà phê mật ong và một vài lát gừng. Loại quả này nhìn chung khá dễ sử dụng, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.
7 loại trà thảo mộc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi |
Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này |
Biến loại trái từ cây chắn gió thành sản phẩm xuất ngoại |